Khổ sở sau sinh vì rối loạn chức năng sàn chậu

Phụ nữ sau sinh thường gặp các rối loạn về chức năng sàn chậu

Huyết áp thấp: Sát thủ cận kề phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh dễ mắc "bệnh hay quên"

Tại sao phụ nữ sau sinh nên dùng nghệ?

Sau sinh: Ăn gì để mẹ vui con khỏe?

Sàn chậu là phần đáy khung chậu, cấu thành bởi các cơ và dây chằng. Sa sàn chậu được hiểu là sự giãn ra của các cơ và dây chằng vốn có chức năng giữ cho các cơ quan ở vùng chậu (gồm tử cung, bọng đái, niệu đaoh, âm đạo và trực tràng) của phụ nữ nằm đúng vị trí của chúng.

Vị trí cơ sàn chậu

Các cơ và lớp mô liên kết nâng đỡ này có thể bị rách, giãn hoặc suy yếu dẫn đến bệnh sa sàn chậu. Theo thống kê cứ 3 phụ nữ đã từng mang thaisinh con thì có một người bị rối loạn chức năng sàn chậu. Gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa bàng quang, tử cung, ruột vào trong âm đạo, trong đó cứ 5 người thì có 1 người bị sa từ 2 cơ quan trở lên (sa các tạng trong vùng chậu).

Bác sỹ cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh – Phó khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết, nguyên nhân chính gây ra rối loạn chức năng sàn chậu là do sinh con. Những phụ nữ sinh thường thường có nguy cơ gặp phải các vấn đề về vùng chậu cao hơn những người sinh mổ, họ rất hay bị sa sàn chậu vì trong thời gian mang thai, trọng lượng của em bé lớn dần sẽ gây áp lực cho vùng sàn chậu, thêm vào đó hormon thai kỳ làm giãn các dây chằng xung quanh vùng này. 
Bác sỹ cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh – Phó khoa sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec đang tư vấn về sàn chậu và sức khỏe phụ nữ
Những biểu hiện phổ biến của rối loạn chức năng sàn chậu: 
- phụ nữ sau sinh thường bị són tiểu khi ho, khi chạy hoặc mang vật nặng, không nín tiểu được theo ý muốn khi mắc tiểu, có khi tiểu lắt nhắt trong một ngày, cảm giác đi tiểu không hết và có khi phải rặn...

- Không nhịn được hoặc xì hơi, đi tiêu không theo chủ định. Phụ nữ sau sinh có thể bị són phân khi ho, khi hắt hơi hoặc gặp phải tình trạng táo bón kéo dài.

- Triệu chứng nặng hơn là phụ nữ sau sinh bị rối loạn chức năng sàn chậu có thể sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng, ruột. 

- Ngoài ra, phụ nữ còn có các biểu hiện khác như: Giao hợp đau, cảm giác cửa mình rộng, đau thắt vùng thắt lưng chậu, đau vùng bụng dưới...

Bởi vậy, sau sinh phụ nữ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Chị em sau sinh, cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không nên lao động sớm trước ba tháng, khi công việc là loại lao động nặng nhọc, vất vả thì chị em nên làm việc trở lại sau khi sinh nở 6 tháng. Khi đi làm, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên để nghỉ ngơi, thư giãn, không ngồi lâu một tư thế, đứng hoặc đi lại quá nhiều.
Thu xếp thời gian ở nhà, thực hiện các bài tập luyện cơ vùng chậu, tập kegel,... những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng giúp cải thiện các chức năng của sàn chậu.  
Ngoài ra bạn cần kết hợp một chế độ ăn uống đầy đủ chất, kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ sàn chậu. 
Ngọc Hoa H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp