Mắc dị vật đường thở từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

Khi có cảm giác dị vật xâm nhập đường thở, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Bệnh viện Bạch Mai: Gắp thành công dị vật hiếm gặp trong đường thở của bệnh nhân

Cách phòng ngừa và xử trí tai nạn hóc dị vật ở trẻ em

Cha mẹ cần biết điều này để cứu con khi bị hóc dị vật

Ho 4 năm mới phát hiện hạt hồng xiêm trong phế quản

Người đàn ông 72 tuổi bị hóc dị vật trong quá trình chăm sóc cây

Bệnh viện Phổi Trung ương vừa gắp thành công dị vật ra khỏi khí quản cho bệnh nhân nam 72 tuổi bị tai biến mạch máu não, di chứng yếu ½ người trái.

Trước đó, bệnh nhân được người nhà phát hiện ngã trên sàn, mắt mở tự nhiên, gọi hỏi đáp biết, nhưng không phản ứng chi được, thở nhanh, khó thở, thở rít vùng cổ. Ngay lập tức, người nhà bệnh nhân đã đưa vào Bệnh viện Quân Y 354 cấp cứu, sau khi phát hiện dị vật đường thở nên chuyển Bệnh viện Phổi Trung ương.

Thông tin từ thông tin từ bác sĩ Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị Suy hô hấp – Dị vật khí quản – Theo dõi tai biến mạch máu não. Kết hợp cận lâm sàng để chẩn đoán.    

Nhận thấy tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân đã được các bác sĩ gắp thành công dị vật ra khỏi khí quản, sau gắp kiểm tra lại đường thở thông thoáng, không còn dị vật sót lại phía dưới, tình trạng lâm sàng bệnh nhân được cải thiện nhanh chóng, không còn tình trạng suy hô hấp, đỡ khó thở nhiều, hết tiếng thở rít vùng cổ cao.

z5282957485177_cbf9e9d9ed61bbe7be6d0849eb378d73
Ảnh: Bệnh viện Phổi Trung ương

Ảnh: Bệnh viện Phổi Trung ương

Bé gái bị hóc trong lúc ăn nhãn

Trong lúc ăn nhãn, bé gái 5 tuổi (Phú Thọ) bất ngờ bị ho sặc, hóc, khó thở, tím tái. Người nhà sơ cứu tại chỗ nhưng không hiệu quả. 15 phút sau, trẻ được đưa đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng lơ mơ, tím tái, nhịp tim chậm.

Các bác sĩ xác định bệnh nhi bị suy hô hấp cấp do hóc dị vật (quả nhãn) vào đường thở. Ngay lập tức các kỹ thuật cấp cứu được thực hiện, khi bộc lộ vùng hầu họng để đặt nội khí quản, các bác sĩ phát hiện dị vật tròn che lấp hoàn toàn đường thở.

Dị vật được gắp ra là quả nhãn. Bệnh nhi bị suy hô hấp nặng, có nguy cơ ngừng tim nên các bác sỹ đã đặt nội khí quản và hỗ trợ hô hấp bằng thở máy và duy trì các biện pháp hồi sức tích cực. Khi tình trạng hô hấp, tuần hoàn của bệnh nhi ổn định, trẻ được chuyển về điều trị tiếp tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ. Hiện tại, bệnh nhi đã tỉnh táo hoàn toàn, không để lại di chứng gì và được ra viện.

Đây chỉ là 2 ca mới nhất và điển hình trong số nhiều ca hóc dị vật được đưa đến viện. Các bác sĩ khuyến cáo, các trường hợp bị hóc dị vật vào đường thở nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả rất nặng nề suy hô hấp, ngừng thở và ngừng tim. Đặc biệt với những dị vật lớn lấp hoàn toàn đường thở có thể dẫn đến ngừng tim chỉ trong vài phút.

Trong trường hợp dị vật đi vào đường tiêu hóa thì có thể gây tổn thương từ thực quản đến dạ dày, đến ruột, có thể gây thủng bất cứ chỗ nào, đặc biệt là thủng thực quản, là một trong những biến chứng rất nguy hiểm gây nhiễm trùng trung thất và có thể tử vong.

Nếu dị vật xâm nhập qua đường khí quản vào đến phổi gây nhiễm trùng trong phổi, gây áp xe phổi diễn tiến lâu dài rất nặng nề, gây tổn thương chức năng hô hấp kéo dài cho dù đã được lấy dị vật ra.

Do đó, khi có cảm giác bị hóc, nghẹn, dị vật xâm nhập, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội