Cúm gia cầm lây nhiễm sang bò: Uống sữa có an toàn?

FDA Mỹ phát hiện dấu vết virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa

Virus cúm gia cầm H5N1, sự lây nhiễm và nguy cơ “rủi ro” đại dịch

WHO: Phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa bò bị nhiễm bệnh

Cách sử dụng thịt, trứng, sữa an toàn trước nguy cơ dịch cúm gia cầm

Cảnh báo nguy cơ cúm gia cầm độc lực cao H5N1

Sữa thương mại được thanh trùng vẫn an toàn

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), hiện chưa phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 còn hoạt động trong 297 mẫu sản phẩm từ các cửa hàng bán lẻ trên thị trường. FDA đã kiểm tra các sản phẩm sữa nước lẫn chế phẩm từ sữa (phô mai, kem chua), cũng như sữa bột dành cho trẻ em.

Trong nhóm 96 mẫu thử đầu tiên, cơ quan này phát hiện khoảng 20% mẫu sữa chứa dấu vết của virus cúm H5N1. Sau đó, virus được tiêm vào một mẫu trứng gà đã có phôi và theo dõi xem liệu virus có nhân bản hay không – thí nghiệm tiêu chuẩn để xác định khả năng virus còn sống. FDA nhận định, các dấu vết của virus này không còn hoạt động và không thể lây nhiễm cho người.

Kết quả kiểm tra 201 mẫu sữa còn lại cũng không phát hiện dấu vết virus hoạt động nào khác. TS. Don Prater – Quyền giám đốc Trung tâm An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng ứng dụng nhận định, những kết quả sơ bộ này cho thấy nguồn cung cấp sữa thương mại hiện nay tại Mỹ vẫn an toàn.

Tuy vậy, FDA tiếp tục khuyến nghị người dân không nên uống sữa tươi hay dùng các chế phẩm từ sữa chưa qua thanh trùng, tiệt trùng.

Ngoài sữa, FDA còn xét nghiệm virus cúm gia cầm H5N1 trong các sản phẩm từ thịt bò xay trên thị trường. Cơ quan chức năng tại Mỹ đang nỗ lực đánh giá nguy cơ và ngăn chặn đợt bùng phát dịch cúm gia cầm hiện nay. Đã có 9 bang tại Mỹ ghi nhận đàn gia súc, nhất là bò sữa, nhiễm cúm gia cầm. Hiện mới phát hiện duy nhất một người ở bang Texas mắc cúm gia cầm có liên quan tới đợt bùng phát này.

Ngăn chặn virus cúm gia cầm lây lan sang người

Người tiếp xúc trực tiếp với đàn gia súc cần sử dụng trang phục bảo hộ  để phòng dịch

Người tiếp xúc trực tiếp với đàn gia súc cần sử dụng trang phục bảo hộ để phòng dịch

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy, virus lây lan ở đàn bò sữa có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người này sang người khác. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đánh giá, nguy cơ cúm gia cầm đối với con người vẫn ở mức thấp. 

Theo TS. Rosemary Sifford - Cơ quan Kiểm tra Sức khỏe Cây trồng và Vật nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, đơn vị này cho rằng virus cúm gia cầm đã lây từ các loài chim hoang dã sang đàn gia súc tại Texas. Các đàn gia súc nhiễm bệnh không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra, không chỉ có vật nuôi mà các trang thiết bị cũng có thể tạo điều kiện cho đợt dịch này.

Qua giải trình tự gene virus, các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp và CDC Mỹ chưa phát hiện ra bất cứ biến đổi gene nào giúp virus cúm này lây lan sang người. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn là nông dân, người làm việc trực tiếp với đàn gia súc, gia cầm; Người giết mổ và cả nhân viên thú y.

Người có đặc thù công việc nói trên cần tránh tiếp xúc gần với vật nuôi ốm, chết; Vắt sữa, tiếp xúc với sữa hoặc phân động vật, nguồn nước có nguy cơ nhiễm virus mà không có dụng cụ bảo hộ.

CDC Mỹ khuyến nghị, để phòng dịch, người lao động cần mặc tạp dề hoặc áo bảo hộ dùng một lần, găng tay và chụp tóc dùng một lần, đeo khẩu trang, dùng thêm kính hoặc mặt nạ, đi ủng cao su… 

 
Quỳnh Trang (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin