Ngày 18/1, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về số ca mắc COVID-19
Tự khai mũi tiêm trên ứng dụng PC-COVID
Những địa phương nào yêu cầu người dân test COVID-19 khi về quê ăn Tết
Việt Nam có 68 ca nhiễm Omicron, số ca COVID-19 mới tại TP.HCM thấp kỷ lục
Người về tỉnh Tuyên Quang phải tự xét nghiệm COVID-19, Hà Nội ra mắt trạm y tế online
Bản tin dịch COVID-19 tối 18/1 của Bộ Y tế cho thấy, 3 thành phố trực thuộc Trung ương Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao (trên 900 ca). 24 giờ qua, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận tới 552 ca mắc COVID-19, con số kỷ lúc từ trước tới nay tại tỉnh này. Với gần 3.000 F0 mới trong ngày, số ca mắc cộng dồn tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 97.260 ca.
Ngày 18/1, Bộ Y tế đã có văn bản chấn chỉnh tình trạng một số cơ sở y tế từ chối phụ nữ có thai đến khám và sinh con khi mắc COVID-19. Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có cung cấp dịch vụ khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh và các bộ, ban ngành liên quan đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sản khoa, trẻ sơ sinh an toàn, liên tục, tránh đứt gãy cung ứng dịch vụ.
Tỉnh Yên Bái điều chỉnh quy định, không yêu cầu người về địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, người dân phải đến Trạm y tế nơi lưu trú trước khi trở về nhà để khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 theo quy định. Những người đã tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19 tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương.
Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chính thức khai trương Phòng khám Di chứng COVID-19 tại Khu Phòng khám Chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM). Phòng khám Di chứng COVID-19 sẽ khám, tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng của bệnh, đồng thời đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mắc COVID-19, nhất là những người từng bị COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch hoặc suy giảm sức khỏe sau khi khỏi bệnh.
Chiều qua, tại cuộc họp báo định kỳ cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, do vướng một số thủ tục nên tiền trợ cấp chống dịch tháng 10, 11 và 12 chưa đến tay các tình nguyện viên. Bà thông tin thêm, nếu không có gì thay đổi thì ngày hôm nay (18/1), các tình nguyện viên sẽ nhận phụ cấp chống dịch tháng 10 và 11.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa phẫu thuật sửa trái tim thành công cho bé 10 ngày tuổi. Khi thai nhi được hơn 20 tuần tuổi, Bệnh viện đã phát hiện bị chuyển vị đại động mạch - một dị tật tim bẩm sinh phức tạp, nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì ảnh hưởng trực tiếp đến tuần hoàn máu nuôi não và các cơ quan. Sau phẫu thuật, bé được điều trị hơn 1 tháng về tình hình nhiễm trùng sơ sinh và nhiễm trùng sau mổ. Rất may mắn, hiện bé đã hồi phục tốt, hết nhiễm trùng, tim hoạt động tốt.
Bình luận của bạn