- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Việc điều trị rung nhĩ bao gồm các phương pháp chính như dùng thuốc, phẫu thuật…
Block xoang nhĩ là gì, nguyên nhân, điều trị thế nào?
Tập yoga có giúp cải thiện tình trạng bệnh rung nhĩ?
Tại sao huyết áp thấp nhưng tim lại đập nhanh?
Nhịp nhanh trên thất là gì, triệu chứng cảnh báo, cách điều trị thế nào?
Dùng thuốc điều trị
Người bị rung nhĩ có thể phải dùng các loại thuốc Tây để làm chậm nhịp tim, kiểm soát nhịp tim, ngăn ngừa cục máu đông gây đột quỵ.
Thuốc chống đông máu: Các loại thuốc này có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, dùng thuốc chống đông máu có thể khiến bạn hay bị bầm tím, khó cầm máu nếu không may bị thương..
Các loại thuốc chống đông máu phổ biến nhất bao gồm: Aspirin, warfarin (Coumadin, Jantoven), rivaroxaban (Xarelto), apixaban (Eliquis), dabigatran (Pradaxa), enoxaparin (Lovenox), heparin.
Thuốc làm chậm nhịp tim, ổn định nhịp tim: Các loại thuốc này có thể làm chậm nhịp tim lại, giúp tim có thể bơm máu hiệu quả hơn. Người bệnh rung nhĩ thường được kê các loại thuốc như:
- Thuốc chẹn beta: Atenolol (Tenormin), bisoprolol (Zebeta, Ziac), carvedilol (Coreg), metoprolol (Lopressor, Toprol), propranolol (Inderal, Innopran), timolol (Betimol, Istalol). Các thuốc này giúp thư giãn mạch máu, ức chế sự co mạch, nhờ đó ngăn chặn cơn rung nhĩ. Tuy là thuốc chống loạn nhịp tim nhưng các thuốc này có thể gây rối loạn nhịp tim nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, bạn chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và tránh ngừng dùng thuốc đột ngột để tránh các rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Người bệnh rung nhĩ cần dùng thuốc để ngăn ngừa cục máu đông, ổn định nhịp tim
- Thuốc chẹn kênh calci: Diltiazem (Cardizem, Dilacor), verapamil (Calan, Calan SR, Covera-HS, Isoptin SR, Verelan). Nếu bạn dùng thuốc này và bị phù chi hoặc đau đầu, hãy liên hệ với bác sỹ để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Nguyên nhân là bởi đây là dấu hiệu cho thấy tác dụng phụ của thuốc.
- Thuốc chẹn kênh natri, làm chậm khả năng dẫn điện của tim: Flecainide (Tambocor), propafenone (Rythmol), quinidine.
- Thuốc chẹn kênh kali, làm chậm tín hiệu điện gây rung nhĩ: Amiodarone (Cordarone, Nexterone Pacerone), dofetilide (Tikosyn), sotalol (Betapace, Sorine, Sotylize).
Một số bệnh như tăng huyết áp, mỡ máu cao, cường giáp… có thể gây rung nhĩ. Bạn sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát các căn bệnh này theo chỉ định của bác sỹ.
Biện pháp điều trị không xâm lấn
Nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả, hoặc các loại thuốc gây ra quá nhiều tác dụng phụ khó chịu, người bệnh rung nhĩ có thể thử áp dụng 2 biện pháp điều trị không xâm lấn sau:
Biện pháp sốc điện có thể được thực hiện để đưa nhịp tim trở lại bình thường
Sốc điện chuyển nhịp
Với biện pháp này, trước tiên người bệnh rung nhĩ sẽ được cho dùng thuốc an thần. Tiếp theo đó, các bác sỹ sẽ dùng dụng cụ sốc điện để đưa nhịp tim trở lại bình thường. Nếu bạn bị kích ứng da do sốc điện, thoa một chút kem dưỡng da có thể giúp giảm đau, giảm ngứa ngáy.
Triệt đốt rối loạn nhịp tim
Trên thực tế, đây là một biện pháp điều trị rung nhĩ ít xâm lấn. Với biện pháp này, các bác sỹ có thể dùng một ống mềm, mỏng luồn vào mạch máu, tới trái tim. Khi tới các khu vực gây rối loạn nhịp tim, chiếc ống này có thể phát ra năng lượng sóng tần số vô tuyến để phá hủy các tế bào gây rối loạn nhịp tim.
Phẫu thuật
Biện pháp này được áp dụng khi việc đốt điện tim không kiểm soát được các cơn loạn nhịp, bao gồm:
Thủ thuật Maze: Các bác sỹ có thể tạo ra những vết cắt nhỏ ở tâm nhĩ. Các vết cắt này có thể tạo thành mô sẹo ngăn chặn các tín hiệu điện tim bất thường gây rung nhĩ. Đôi khi, thủ thuật Maze còn được kết hợp với triệt đốt rối loạn nhịp tim.
Loại bỏ nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn: Với phẫu thuật này, các bác sỹ có thể dùng ống thông tới triệt phá nút nhĩ thất, nút chứa các dây thần kinh dẫn xung điện từ các buồng tim trên xuống các buồng tim dưới. Sau khi triệt phá nút nhĩ thất, người bệnh có thể được cấy ghép máy tạo nhịp tim thay thế.
Thay đổi lối sống lành mạnh hơn
Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, người bệnh rung nhĩ cũng được khuyên nên duy trì lối sống lành mạnh để ổn định nhịp tim:
- Có chế độ ăn uống tốt cho tim: Ăn ít muối; Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
- Tập thể dục đều đặn hơn.
- Bỏ thuốc lá.
- Giảm cân, duy trì cân nặng ổn định.
- Kiểm soát huyết áp và nồng độ mỡ máu.
- Ngưng uống rượu bia, bởi rượu là yếu tố kích hoạt cơn rung nhĩ tiềm ẩn
Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với bác sỹ để dùng thảo dược khổ sâm giúp kiểm soát cơn rung nhĩ hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thảo dược khổ sâm có tác dụng cân bằng nồng độ ion trong tế bào cơ tim, ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim và hoạt động của hệ thống điện tim, hạn chế sự kích thích quá mức của cơ tâm nhĩ.
Thực tế cho thấy, có nhiều người bệnh rung nhĩ khi sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim chứa khổ sâm đã giảm được tần suất và mức độ các cơn rung nhĩ, giảm triệu chứng và tránh rủi ro nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Vi Bùi H+ (Theo Webmd)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn