Máy tạo nhịp tim là gì và khi nào bạn cần sử dụng thiết bị này?

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị y tế được cấy ghép dưới da

Rối loạn nhịp tim có điều trị được không, phương pháp nào hiệu quả?

Hồi hộp, tim đập nhanh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Vì sao tim đập nhanh, tim đập nhanh có cần đi khám?

Các nguyên nhân gây tim đập nhanh, khó thở thường gặp nhất

Máy tạo nhịp tim là gì?

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị y tế giúp điều hòa, ổn định nhịp tim. Thiết bị này sẽ được cấy ghép dưới da ở vùng ngực, giúp kiểm soát tình trạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều.

Máy tạo nhịp tim được phát minh vào năm 1950 bởi John Hopps, một kỹ sư điện người Canada. Tuy nhiên, những chiếc máy tạo nhịp tim đầu tiên có kích cỡ khá lớn nên chưa thể đưa vào ứng dụng trong thực tế. Phải tới năm 1958, Wilson Greatbatch, một kỹ sư điện người Mỹ mới cải tiến, phát minh ra máy tạo nhịp tim nhỏ hơn. Cũng trong năm đó, lần đầu tiên trên thế giới các chuyên gia đã tiến hành cấy ghép thành công máy tạo nhịp tim trên người.

Máy tạo nhịp tim là thiết bị giúp điều hòa, ổn định nhịp tim

Khi nào bạn cần cấy ghép máy tạo nhịp tim?

Bạn sẽ cần tới máy tạo nhịp tim nếu thường xuyên gặp phải các cơn rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều. Những cơn rối loạn nhịp tim có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, ví dụ như tuổi cao, bệnh tim mạch (bao gồm cả các dị tật tim bẩm sinh), tổn thương cơ tim do từng bị đau tim (nhồi máu cơ tim), dùng thuốc quá liều…

Nhìn chung, máy tạo nhịp tim thường được sử dụng để điều trị hai dạng rối loạn nhịp tim chính: Rối loạn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp tim chậm. Cả hai dạng rối loạn nhịp tim này đều khiến tim không bơm máu hiệu quả, khiến các cơ quan trong cơ thể không nhận được đủ máu giàu oxy.

Điều này có thể dẫn tới các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, khó thở, choáng ngất… Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn nhịp tim có thể gây tổn thương các cơ quan quan trọng trong cơ thể, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do đó, người bệnh sẽ cần được cấy ghép máy tạo nhịp tim để có thể duy trì cuộc sống bình thường.

Máy tạo nhịp hoạt động như thế nào?

Máy tạo nhịp tim gồm có hai phần chính: Bộ điều khiển (bộ tạo xung điện) và các dây điện cực. Bộ điều khiển có chứa pin và các thiết bị điện tử giúp kiểm soát nhịp tim. Các dây điện cực là những dây dẫn nhỏ, chạy từ bộ điều khiển tới gắn vào các buồng tim. Những dây dẫn này sẽ gửi xung điện tới trái tim, giúp điều chỉnh lại nhịp tim bất thường.

Máy tạo nhịp tim có giúp ngăn ngừa cơn đau tim?

Máy tạo nhịp được thiết kế để điều chỉnh các nhịp tim bất thường. Tuy nhiên, việc cấy ghép máy tạo nhịp tim không thể loại bỏ các mảng bám trong lòng động mạch, không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tim mạch. Do đó, người đã cấy ghép máy tạo nhịp tim vẫn có nguy cơ bị đau tim, nhồi máu cơ tim.

Để ngăn ngừa các cơn đau tim, bạn nên chủ động duy trì lối sống lành mạnh, dùng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sỹ (nếu cần) để kiểm soát bệnh, duy trì sức khỏe tim mạch.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với thành phần chính từ Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim có công dụng:

- Hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực.

- Hỗ trợ giúp phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Sản phẩm phù hợp cho người:

- Rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang).

- Đối tượng có nguy cơ cao như: Người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch…

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch