Tình trạng nước bọt có thể là đầu mối để phát hiện ra các vấn đề sức khỏe khác
Vì sao đau nhức tai khi nuốt nước bọt?
Biểu hiện ung thư tuyến nước bọt
Thế nào là viêm tuyến nước bọt đơn thuần?
Làm gì để miệng hết khô?
Dưới đây là 5 dấu hiệu của nước bọt mà bạn nên thận trọng:
1. Nước bọt ít, miệng khô
Đây có thể là tác dụng phụ của loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
“Hơn 300 loại thuốc, chẳng hạn thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine có tác dụng phụ là giảm tiết nước bọt và khô miệng”, BS. Kimberly Harms – phát ngôn viên của Hội Nha khoa Hoa Kỳ, cho biết.
Nếu đang uống thuốc và nhận thấy miệng bị khô, bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để phòng ngừa sâu răng.
2. Nước bọt quá nhiều
Phụ nữ mang thai thường tiết nhiều nước bọt hơn
Phụ nữ mang thai thường có nhiều nước bọt hơn là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc “tác dụng phụ” của cảm giác buồn nôn. Ngoài việc phải nhổ nước bọt liên tục và ảnh hưởng tới giao tiếp thì vấn đề này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Ăn kẹo cao su hoặc kẹo cứng có thể tạm thời giúp bạn khắc phục vấn đề này.
3. Nước bọt có tính acid
Nước bọt bình thường có pH=7 (trung tính), nếu pH nhỏ hơn 7 tức là nước bọt có tính acid.
Nước bọt có tính acid sẽ gây xói mòn răng và sâu răng. Một số loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm có thể làm giảm nồng độ acid trong nước bọt.
4. Nước bọt có màu trắng, đặc
Nước bọt màu trắng, đặc có thể là biểu hiện của nhiễm trùng răng miệng, điển hình nhất là nhiễm trùng nấm men (còn gọi là bệnh tưa miệng) do nấm candida albicans gây ra. Bệnh tưa miệng thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
5. Nước bọt có vị đắng hoặc chua
Nước bọt có vị đắng hoặc chua có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày - thực quản
Đây có thể là dấu hiệu của trào ngược acid dạ dày – dạ dày đẩy acid và một số thành phần khác lên thực quản và miệng gây ợ nóng, buồn nôn, chua miệng, hôi miệng… Những người bị trào ngược dạ dày – thực quản nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và gia vị.
Bình luận của bạn