Theo TS. Ihuoma Enelis - Giám đốc Y tế Trung tâm Sức khỏe cân năng và Dinh dưỡng - người đã có nhiều năm thúc đẩy Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) trong việc thay đổi và cập nhật việc ghi nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm - cách ghi nhãn mới sẽ là "công cụ" hỗ trợ cha mẹ trong việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho con mình.
Việc ghi nhãn sản phẩm sẽ giúp phụ huynh xác định được lượng đường con mình ăn mỗi ngày
Một trong những thay đổi lớn được đề xuất là làm rõ lượng đường trong thực phẩm. Theo TS. Enelis, các bác sỹ thường khuyên mọi người giảm lượng đường ăn trong ngày, nhưng nhiều cha mẹ cho biết, họ không biết họ ăn bao nhiêu đường trong ngày vì điều đó không được ghi trên bao bì thực phẩm. Và điều đó có nghĩa họ cũng không thể kiểm soát lượng đường mà con trẻ ăn mỗi ngày, và trẻ em thường có xu hướng ăn nhiều đường hơn so với người trưởng thành.
Có hai loại đường: đường thêm vào và đường tự nhiên. Các loại thực phẩm có chứa đường tự nhiên được tìm thấy bao gồm trái cây và sữa. Đường tinh luyện hay đường thêm vào chính xác là lượng đường được thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, đường thêm vào không chỉ bao gồm đường ăn mà còn là đường nâu , mật ong và sirô, thậm chí là đường hóa học. Các loại thực phẩm có rất nhiều thêm đường bao gồm soda, bánh ngọt, bánh kẹo, đồ uống, đồ uống năng lượng và các sản phẩm khác.
Thực tế, theo TS. Enelis, là bạn không cần đường bổ sung vào hoạt động mỗi ngày bởi, lượng calo cho hoạt động hàng ngày phụ thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người, còn đường thì không có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Vậy, bao nhiêu đường là quá nhiều? Dưới đây là một số hướng dẫn từ Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ: Trẻ mẫu giáo không nên có nhiều hơn khoảng 4 muỗng cà phê (20gram) đường/ngày; Trẻ em từ 4 - 17 nên có ít hơn 3 muỗng cà phê (15gram) đường/ngày.
Theo FDA, bên cạnh cha mẹ, để giúp trẻ lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh còn phụ thuộc vào hành động của nhà trường, bệnh viện, các nhà sản xuất thực phẩm...
Do đó, cách ghi nhãn thực phẩm mới sẽ giúp cha mẹ xác định rõ ràng lượng đường trong các sản phẩm được lựa chọn. Từ đó, cha mẹ có thể nhanh chóng xem xét các mặt hàng có quá nhiều đường hoặc quá nhiều calo.
Theo khuyến cáo trên trang web của FDA, những thay đổi trong ghi nhãn thực phẩm này sẽ gió phần xây dựng lối sống lành mạnh cho người dân bằng cách lựa chọn thực đơn lành mạnh của các gia đình. Lượng đường sử dụng mỗi ngày là một yếu tố góp phần lớn cho sự gia tăng tỷ lệ bệnh béo phì ở Mỹ. Bằng cách hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có nhiều đường ở trẻ con có thể giúp chúng giảm nguy cơ béo phì.
Cũng theo FDA, sau việc ghi nhãn này, trong vài năm tới, các bệnh viện, trường học, máy bán hàng tự động, website dịch vụ ăn uống trên toàn quốc sẽ loại bỏ dần những sản phẩm có nhiều đường trong hệ thống sản phẩm cung cấp. Tuy nhiên, sẽ mất vài năm cho việc thay đổi này, theo FDA.
Còn theo TS. Enelis, người tiêu dùng có thể không cần chờ đến mấy năm khi việc khuyến khích cách thức ghi nhãn mới có hiệu lực mà có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ bằng cách theo dõi các yếu tố ghi nhãn về đường, calo trên mỗi phần ăn.
Thông tin này được đăng tải trên Livescience.
Một trong những thay đổi lớn được đề xuất là làm rõ lượng đường trong thực phẩm. Theo TS. Enelis, các bác sỹ thường khuyên mọi người giảm lượng đường ăn trong ngày, nhưng nhiều cha mẹ cho biết, họ không biết họ ăn bao nhiêu đường trong ngày vì điều đó không được ghi trên bao bì thực phẩm. Và điều đó có nghĩa họ cũng không thể kiểm soát lượng đường mà con trẻ ăn mỗi ngày, và trẻ em thường có xu hướng ăn nhiều đường hơn so với người trưởng thành.
Có hai loại đường: đường thêm vào và đường tự nhiên. Các loại thực phẩm có chứa đường tự nhiên được tìm thấy bao gồm trái cây và sữa. Đường tinh luyện hay đường thêm vào chính xác là lượng đường được thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, đường thêm vào không chỉ bao gồm đường ăn mà còn là đường nâu , mật ong và sirô, thậm chí là đường hóa học. Các loại thực phẩm có rất nhiều thêm đường bao gồm soda, bánh ngọt, bánh kẹo, đồ uống, đồ uống năng lượng và các sản phẩm khác.
Thực tế, theo TS. Enelis, là bạn không cần đường bổ sung vào hoạt động mỗi ngày bởi, lượng calo cho hoạt động hàng ngày phụ thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người, còn đường thì không có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Vậy, bao nhiêu đường là quá nhiều? Dưới đây là một số hướng dẫn từ Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ: Trẻ mẫu giáo không nên có nhiều hơn khoảng 4 muỗng cà phê (20gram) đường/ngày; Trẻ em từ 4 - 17 nên có ít hơn 3 muỗng cà phê (15gram) đường/ngày.
Theo FDA, bên cạnh cha mẹ, để giúp trẻ lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh còn phụ thuộc vào hành động của nhà trường, bệnh viện, các nhà sản xuất thực phẩm...
Do đó, cách ghi nhãn thực phẩm mới sẽ giúp cha mẹ xác định rõ ràng lượng đường trong các sản phẩm được lựa chọn. Từ đó, cha mẹ có thể nhanh chóng xem xét các mặt hàng có quá nhiều đường hoặc quá nhiều calo.
Theo khuyến cáo trên trang web của FDA, những thay đổi trong ghi nhãn thực phẩm này sẽ gió phần xây dựng lối sống lành mạnh cho người dân bằng cách lựa chọn thực đơn lành mạnh của các gia đình. Lượng đường sử dụng mỗi ngày là một yếu tố góp phần lớn cho sự gia tăng tỷ lệ bệnh béo phì ở Mỹ. Bằng cách hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có nhiều đường ở trẻ con có thể giúp chúng giảm nguy cơ béo phì.
Cũng theo FDA, sau việc ghi nhãn này, trong vài năm tới, các bệnh viện, trường học, máy bán hàng tự động, website dịch vụ ăn uống trên toàn quốc sẽ loại bỏ dần những sản phẩm có nhiều đường trong hệ thống sản phẩm cung cấp. Tuy nhiên, sẽ mất vài năm cho việc thay đổi này, theo FDA.
Còn theo TS. Enelis, người tiêu dùng có thể không cần chờ đến mấy năm khi việc khuyến khích cách thức ghi nhãn mới có hiệu lực mà có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ bây giờ bằng cách theo dõi các yếu tố ghi nhãn về đường, calo trên mỗi phần ăn.
Thông tin này được đăng tải trên Livescience.
Bình luận của bạn