Đối phó bệnh đau nhức xương khớp trong mùa lạnh


Theo TS.BS Nguyễn Mai Hồng (Phó trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai): Bệnh về xương khớp có nhiều bệnh khác nhau như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp (bệnh thường mắc ở nam giới trẻ tuổi nếu không được điều trị tiến triển kéo dài, gây biến dạng cột sống và khớp, đặc biệt là khớp háng), thoái hóa xương khớp…

Khi cơ thể già đi, bị lão hóa thì các khớp cũng bị lão hóa theo. Có tới 80% các cụ trên 70 tuổi mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Người ta chỉ nói về thoái hóa xương khớp khi người cao tuổi có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp. Những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.

TS.BS.Nguyễn Mai Hồng

- Mỗi năm có 1/5 số trường hợp bị gẫy cổ xương đùi và xẹp đốt sống do loãng xương bị tử vong. - 1/3 số phụ nữ và 1/5 số nam giới có nguy cơ loãng xương.
- Tỷ lệ gẫy xương do loãng xương hàng năm cao hơn tỷ lệ nhồi máu cơ tim cộng đột quỵ và ung thư vú. Nguy cơ gẫy cổ xương đùi ở nam cao hơn nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Một bệnh nữa ở tuổi 70 có thể gặp là bệnh loãng xương. Bệnh này cũng cần phải đến bệnh viện để đo mật độ xương để xem mức độ loãng xương và bác sĩ cho phác đồ điều trị cụ thể. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị bệnh loãng xương khá cao, chiếm khoảng 20%. Còn ở trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương (LX). Ở châu Âu: cứ 30 giây lại có một người bị gẫy xương do loãng xương.

Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis- Arthrite Rhumatoide) cũng là một bệnh về xương khớp hay gặp vào mùa lạnh. Đây là bệnh được đặc trưng bởi viêm nhiều khớp đối xứng, thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. Tỉ lệ này tại miền Bắc Việt Nam,theo thống kê năm 2000 là 0,28%. Về lâm sàng, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, bệnh thường diễn biến mạn tính xen kẽ các đợt viêm cấp tính.

Trong các đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ. Đau kiểu viêm, các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi. Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng. Trong các đợt tiến triển, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng này thường kéo dài trên một giờ. Thời gian này ngắn hoặc dài tuỳ theo mức độ viêm.

Để điều trị bệnh có hiệu quả cần kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (thuốc chống viêm, thuốc giảm đau) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm-DMARD's ngay từ giai đoạn đầu của bệnh).

Một số thuốc có nguồn gốc từ cao xương động vật như: cao rắn hổ mang, cao xương dê... cũng giúp phục hồi khớp rất tốt mà tránh được các tác dụng phụ trên dạ dày của các thuốc giảm đau thông thường. Các thuốc điều trị có thể phải duy trì nhiều năm, thậm chí phải dùng thuốc suốt đời trên nguyên tắc số nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có hiệu quả.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già