Đông - Tây y kết hợp điều trị hiệu quả bệnh nhân COVID-19

Bác sỹ tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Phú Nhuận số 1 chăm sóc bệnh nhân F0

Tết Dương lịch 2022: Đi đâu, chơi gì ở Hà Nội?

Người bị cảm cúm nên ăn và kiêng gì để chóng khỏe?

Nghệ sỹ làm từ thiện: "Khi oan này được giải!"

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về cách xác định F0 và F1

Thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4 TP.HCM, không chỉ nghiên cứu thử nghiệm các loại thuốc tây y trong điều trị bệnh mà còn kết hợp Đông y. Việc sử dụng Đông - Tây y kết hợp đã được áp dụng, qua quá trình thử nghiệm, nghiên cứu cho thấy nhiều bệnh nhân đã sớm khỏi bệnh, rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi do COVID-19.

Người bệnh sớm hồi phục

Sau 2 tuần điều trị COVID-19 tại một Bệnh viện dã chiến trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM, ông L.C (70 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) được xuất viện. Tuy nhiên, do ông thường bị mất ngủ, đi lại khó khăn, ăn uống kém… khiến thể trạng yếu ớt. Vì vậy, người nhà đã đưa ông đến Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM đề hồi phục chức năng dành cho người mắc hội chứng “hậu COVID-19”. Tại đây, ông C. được các bác sỹ phối hợp nhiều phương pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu… Đồng thời sử dụng các loại thuốc y học cổ truyền kết hợp chế độ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, thể trạng. Hiện sau 2 tuần điều trị phục hồi, sức khỏe của ông đã cải thiện, đã có thể đi lại, ăn uống tốt, tinh thần cũng minh mẫn hơn.

 

 

Không chỉ vậy, tại huyện Củ Chi, TP.HCM không chỉ có những chiến lược trong công tác phòng, chống dịch bệnh sớm đưa huyện trở thành một trong những địa phương đầu tiên tại TP.HCM kiểm soát được dịch mà còn kết hợp Đông-Tây y trong điều trị bệnh nhân, giúp giảm tỷ lệ chuyển nặng, tử vong. Bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp tại TP.HCM, huyện Củ Chi đã phân loại, giám sát chặt chẽ các F0. Tất cả các trường hợp F0 cách ly tại nhà và điều trị tại khu cách ly tập trung đều được theo dõi đầy đủ, cung cấp thuốc, oxy.

Với 9 khu tiếp nhận, cách ly F0 không triệu chứng, huyện Củ Chi đã nâng cao hiệu quả điều trị qua chăm lo sức khỏe tinh thần và thể chất, qua đó hạn chế thấp nhất trường hợp chuyển nặng phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.Theo bà Hiền, địa phương đã chăm lo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm hoa quả, trái cây, huy động giáo viên tham gia nấu nước chanh, sả, gừng cho các F0 uống hàng ngày. Các khu cách ly có không gian rộng để F0 vận động, tập thể dục, đi lại thay vì chỉ ở trong phòng. Đồng thời trang bị hệ thống loa phát thanh vừa phục vụ giải trí bằng âm nhạc vừa có thêm kênh tuyên truyền, hướng dẫn F0. Nhờ vậy, tỷ lệ F0 không triệu chứng phải chuyển lên các tuyến điều trị dưới 3,5%, với 114 ca trên 3.029 trường hợp ở khu thu dung.

Dùng thuốc hiệu quả và ít tác dụng phụ

TS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM kiêm Phó Chủ tịch Hội Đông y TP.HCM, cho biết tháng 6/2021, Hội Đông y TP.HCM nghiên cứu thử nghiệm bài thuốc “Nhân sâm bài độc” cho các bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 3 (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Quá trình thử nghiệm được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 10/2021, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, có 66 người thử nghiệm, trong đó, có có 32 bệnh nhân sử dụng bài thuốc “Nhân sâm bài độc” được bào chế thành sản phẩm viên tiện dụng, 34 trường hợp dùng giả dược. Giai đoạn 2, tiếp tục thử nghiệm trên 1.000 bệnh nhân. Trong đó, 700 trường hợp dùng thuốc đều không có trường hợp nào chuyển nặng, 300 bệnh nhân còn lại có 14% chuyển nặng. Hiệu quả thử nghiệm này đã được ngành y tế ghi nhận, coi đó là một trong những giải pháp trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Cũng theo TS Lan, hiện nay, do tình hình quá tải tại các khu điều trị và với chủ trương của TP.HCM điều trị bệnh nhân F0 nhẹ tại nhà. Tuy nhiên, vấn đề là khi điều trị ở nhà, cán bộ y tế lo nhất bệnh nhân trở nặng, phải lo thở oxy, lo chuyển viện. Bác sỹ sẽ canh bệnh nhân vào ngày thứ năm, thứ sáu bệnh nhân sẽ trở nặng và cho bệnh nhân uống thuốc từ ngày thứ ba. Điều này giúp cho bệnh nhân không trở nặng hoặc giảm trở nặng là vấn đề vô cùng lớn giúp giảm tải cho ngành y tế.

“Sau giai đoạn thử nghiệm, kết quả cho thấy, các trường hợp sử dụng thuốc sau 5 ngày đều hết triệu chứng, giảm thời gian điều trị cũng như giảm các loại thuốc dùng kèm. Cùng với đó, trong vị thuốc có kết hợp các loại thuốc bổ giúp nâng thể trạng, sức đề kháng cho người bệnh, từ đó, giúp họ có tinh thần khỏe hơn để chống chọi lại bệnh. Đặc biệt, quan trọng nhất là không có bệnh nhân chuyển nặng” - TS. Ngọc Lan nhấn mạnh.

TS. Ngọc Lan cũng cho biết thêm Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM cũng là nơi được phân công phụ trách Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Phú Nhuận số 1. Thời gian qua, tại đây cũng đã áp dụng phương pháp phối hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo TS. Lan, tại Bệnh viện dã chiến đã có hơn 2.000 bệnh nhân được điều trị, trong đó, có 70% bệnh nhân không triệu chứng và có triệu chứng nhẹ. Trong bối cảnh các phác đồ điều trị chưa rõ ràng, đơn vị này đã mạnh dạn áp dụng theo Hướng dẫn 1306 của Bộ Y tế, đưa vào các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền.

 

Phương pháp 4T điều trị COVID-19

1. Tâm lý: Tạo tâm lý thoải mái thư giãn cho người bệnh,

2. Thức ăn: Ăn uống đủ dinh dưỡng, cân đối.

3. Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày theo thể trạng

4. Thuốc y học cổ truyền: Dùng các bài thuốc, vị thuốc cổ truyền giúp cải thiện, nâng cao thể trạng.

TS. Lan cho hay, theo y học cổ truyền, dịch bệnh COVID-19 là một dạng “phục tà”. Bệnh COVID-19 tiềm tàng trong cơ thể, phá hệ thống miễn dịch, làm cơ thể suy nhược nên thời gian ủ bệnh lâu. Đối tượng bị bệnh nặng là người lớn tuổi và có bệnh nền vì có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Các bác sỹ đã tìm hiểu, điều chỉnh, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền một cách nhịp nhàng, theo các nhóm đối tượng khác nhau và đã mang lại kết quả khả quan. Cụ thể, áp dụng điều trị theo phác đồ y học hiện đại với bệnh nhân khó thở gồm liệu pháp oxy, máy thở, thuốc kháng viêm, thuốc kháng đông. Với nhóm bệnh nhân không phải thở oxy, điều trị sử dụng y học cổ truyền, hoặc kết hợp y học cổ truyền bằng phương pháp 4T (Tâm lý, Thức ăn, Tập luyện và Thuốc y học cổ truyền).

Theo TS. Lan, sau 2 tháng, Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Phú Nhuận số 1 đã tiếp nhận, điều trị cho 1.916 lượt F0 triệu chứng nhẹ và chưa có triệu chứng. Trong đó, 1.458 F0 khỏi bệnh, cấp cứu và chuyển tuyến điều trị 63 bệnh nhân. Cũng vừa qua, quận Phú Nhuận tiếp tục mở thêm Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Phú Nhuận tại địa chỉ mới với quy mô 350 giường, sau khi Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Phú Nhuận giải thể, trả lại trường. Tại đây, các y, bác sỹ tiếp tục kết hợp điều trị đông, tây y cho bệnh nhân COVID-19. Hiện nay, Viện Y Dược học cổ truyền TP.HCM cũng đang thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các viện y học cổ truyền và hệ thống hội viên Hội đông y các tỉnh về các phác đồ điều trị COVID-19, cách xông mũi, xúc họng, cách luyện tập, và sử dụng các bài thuốc bột phục vụ cho điều trị hậu COVID-19.

Trước đó, Hội Đông y TP.HCM đã kết hợp với UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức phát 300.000 phần gồm sản phẩm Kovir, nước rửa tay, nước súc miệng cho các F0 điều trị tại nhà trong quá trình thử nghiệm song song với các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3. Tại thời điểm thử nghiệm, các bệnh nhân được xét nghiệm máu, xét nghiệm PCR liên tục để đánh giá tính hiệu quả. Sau quá trình thử nghiệm bước đầu thành công, hiện thuốc này đang được cấp phát cho các F0 tại nhà với khoảng 100.000 hộp cho các quận huyện.

Mộc Khuê
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý