Phẫu thuật điều trị động kinh kháng thuốc

Không phải ai bị động kinh cũng được chỉ định phẫu thuật

Cảm giác khi đi qua cơn co giật, động kinh

Phân biệt động kinh với các rối loạn khác

Phân biệt động kinh với các bệnh khác

Động kinh không phải là bệnh tâm thần

Nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc

Theo bác sỹ Lê Văn Nam – Đại học Y Dược TP.HCM, có 4 nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng kháng thuốc động kinh.

Sai lầm trong chẩn đoán: Điều quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh là bác sỹ phải chứng kiến những cơn động kinh nhưng thông thường bác sỹ ít khi được chứng kiến trực tiếp mà chỉ theo lời kể của người nhà bệnh nhân. Trong rất nhiều trường hợp, lời khai này không thực sự chính xác hoặc chưa đầy đủ. Hơn nữa, động kinh rất dễ nhầm với các cơn co giật của các bệnh khác. 

Không tuân thủ phác đồ điều trị: Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị nhưng tự ý giảm liều hay ngừng uống thuốc, sợ độc tính, thuốc khó mua, quá đắt, thấy bệnh đỡ nên không tiếp tục uống thuốc... đây là những sai lầm thường gặp ở các bệnh nhân động kinh khiến cho tình trạng kháng thuốc cao hơn.

Có bệnh lý não bộ: Với các bệnh nhân bị động kinh do bệnh lý ở thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu rồi giảm theo thời gian trong khi bệnh lý lại tăng.

Ngoài 3 nguyên nhân trên, tác động của môi trường sống như công việc nặng nhọc, mất ngủ, lạm dụng rượu, ăn uống không đúng bữa cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh nhân động kinh kháng thuốc. Việc khắc phục tình trạng động kinh kháng thuốc rất khó khăn, cần nhiều thời gian, tiền bạc và sự kiên nhẫn của bệnh nhân và thầy thuốc. Việc này càng khó khăn hơn khi tỷ lệ bệnh nhân kháng thuốc ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Phẫu thuật điều trị động kinh kháng thuốc

Bệnh động kinh nếu lặp đi lặp lại cơn co giật nhiều lần thì có thể gây một số thương tích trong khi lên cơn co giật. Cơn động kinh kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não, thậm chí đột tử. Dùng thuốc chống động kinh là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, tuy nhiên với những bệnh nhân kháng thuốc thì phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất.

Phẫu thuật để điều trị động kinh là phẫu thuật chuyên khoa sâu, nhằm loại bỏ hoặc cô lập khu vực của bão bộ, nơi bắt nguồn cơn động kinh. Nếu các phần của não bộ, nơi cơn động kinh bắt đầu đóng vai trò quan trọng, thì bác sỹ phẫu thuật sẽ thực hiện một số vết rạch ngăn chặn các cơn động kinh lây lan với những phần còn lại của não.

Phẫu thuật điều trị động kinh phụ thuộc vào các yếu tố: Tổn thương trên não gây ra bệnh động kinh có phẫu thuật được không? Sức khỏe của bệnh nhân có khả năng chịu đựng được ca phẫu thuật hay không? Phần tổn thương trên não có gần các khu vực nhạy cảm không, chẳng hạn bệnh phẫu thuật để chữa khỏi động kinh có để lại di chứng không?

Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp động kinh đều có thể phẫu thuật được. Vì sau khi phẫu thuật có thể để lại những rủi ro hậu phẫu như gây ra khó khăn trong việc ghi nhớ, hiểu và nói; Hạn chế di chuyển ở một bên của cơ thể do tác động đến phần não chi phối. Trong thực tế, bệnh vẫn có thể tái phát, đôi khi nó còn làm tăng số lượng các cơn co giật nhẹ. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân phải tiếp tục dùng thuốc chống động kinh, sau đó bác sỹ có thể cho cai thuốc chống động kinh sau một hoặc hai năm.

Thùy Trang H+




Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh