Người già không nên tắm quá nước quá nóng vào mùa Đông
Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường
Già rồi, "yêu" thế nào cho an toàn?
Bệnh tim mạch không "ưa" mùa Đông
Điều nên làm khi chăm sóc cha mẹ về già
Người già thường bị đột quỵ vào mùa đông
Theo Bác sỹ Đào Bá Vy - Nguyên Trưởng khoa Vật lý Trị liệu, Bệnh viện 354, cho biết: "Nhiệt độ cơ thể người luôn giữ ở mức ổn định khoảng 37 độ C. Trong trường hợp thông thường, nhiệt độ này không thay đổi theo sự thay đổi của môi trường, bởi vì cơ thể có một hệ thống "điều hòa nhiệt độ", giúp cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định. Tuy nhiên, hệ thống này ở người già thường hoạt động kém đi, khiến người già khó thích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Do vậy, người già thường có nguy cơ đột quỵ trong mùa Đông, nhất là đột quỵ sau khi tắm ".
Lưu ý với người già khi tắm mùa Đông
Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa Đông, sau khi tắm, người già cần lưu ý một số điều sau:
Không tắm nước quá nóng: Người già không nên tắm nước quá nóng vì cơ chế tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể người già bị giảm sút. Khi tắm nước quá nóng, người già dễ bị thay đổi huyết áp, xuất huyết não… Để đảm bảo sức khỏe, người già cần lưu ý: Nhiệt độ nước tắm không quá chênh lệch với nhiệt độ của cơ thể và môi trường. Tốt nhất là nên điều chỉnh để nước nóng không quá 40 độ C.
Không tắm quá nhiều: Mùa Đông là lúc thời tiết trở nên hanh khô điều này đã điều này khiến da của người da trở nên khô, thậm chí là ngứa. Chính vì như vậy nên người già không nên tắm nhiều, mỗi tuần chỉ nên tắm 1 - 2 lần/tuần.
Không dùng xà phòng tắm có độ kiềm cao: Người già không nên dùng các sản phẩm có độ kiềm cao như xà phòng mà nên dùng sữa tắm. Riêng đối với những người da khô, tốt nhất không dùng sữa tắm mà chỉ tắm bằng nước sạch.
Không nên tắm đêm: Mùa Đông, nhất là vào ban đêm, nhiệt độ thường hạ thấp khiến mạch máu trong cơ thể co lại nên làm chậm quá trình lưu thông máu, vì vậy người già tắm vào khoảng thời gian này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.
Bình luận của bạn