Đầu năm đi vãn cảnh chùa…

Du lịch tâm linh là một nét đẹp trong tâm thức và văn hoá người Việt

Lên chùa lễ như thế nào là đúng?

Đi đêm vay tiền Bà Chúa Kho để khỏi phải chen chân

Đền Ngọc Sơn chật cứng người đi lễ đầu năm

Đầu năm đi lễ chùa cầu an

Lưu giữ nét đẹp văn hóa

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, “đầu năm đi vãn cảnh chùa” là một loại hình du lịch văn hoá, lấy yếu tố văn hoá tâm linh – bái Phật, làm mục tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Nhưng thông qua việc tham quan các địa điểm linh thiêng, du khách cũng có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của địa phương, đồng thời được trải nghiệm những nghi lễ, phong tục tập quán đặc trưng. Như vậy du lịch tâm linh – vãn cảnh chùa không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là một hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và kết nối với bản thân.

Du lịch tâm linh hiện được chia thành ba loại chính. Loại đầu tiên tập trung vào việc tham quan các địa điểm tôn giáo, mang đến trải nghiệm văn hóa và kiến trúc. Loại thứ hai kết hợp yếu tố tâm linh, cho phép du khách cầu nguyện, tỏ lòng thành kính. Cuối cùng, loại hình du lịch “cao cấp” hơn hướng đến việc tìm kiếm sự bình an nội tâm, khám phá bản thân thông qua việc nghiên cứu các giáo lý và thực hành các nghi thức tâm linh. Trong đó, 2 loại hình đầu tiên thường thu hút một lượng lớn du khách.

Vãn cảnh chùa nên giữ thái độ trang nghiêm, thanh tịnh, không chen lấn xô đẩy - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Vãn cảnh chùa nên giữ thái độ trang nghiêm, thanh tịnh, không chen lấn xô đẩy - Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Không ít du khách thì cho rằng, việc tham gia vào các hoạt động tâm linh giúp con người cảm nhận được sự bình yên, an lạc, từ đó lan tỏa yêu thương đến những người xung quanh. Đồng thời, hoạt động này còn góp phần củng cố đức tin, cân bằng trí tuệ và tinh thần, tạo nên những suy nghĩ tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng con người đến những điều tốt đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

…dựa trên các quy tắc tối thiểu

Cũng theo Phật giáo, cửa đền, cửa chùa là chốn thanh tịnh. Mặc dù đền, chùa mở cửa cho khách thập phương chiêm bái, nhưng bước chân vào chốn thâm nghiêm đó, mỗi người đều phải đảm bảo những quy tắc tối thiểu, vừa là giữa nét thanh tịnh cho chốn Phật thiền, vừa là giữ cái tâm bình yên cho mình. Do vậy, mỗi người cần đảm bảo tuân thủ đúng các quy tắc được đưa ra tại điểm du lịch tâm linh.

Thứ nhất, tới chốn thanh tịnh nên mặc lịch sự, kín đáo. Bởi trong không gian linh thiêng, trang phục không chỉ là lớp áo bên ngoài mà còn là sự tôn trọng đối với tín ngưỡng và văn hóa nơi đó. Một bộ trang phục phù hợp sẽ giúp du khách cảm thấy tự tin, thoải mái và hòa mình vào không khí thanh tịnh.

Thông thường, các nơi tôn nghiêm đều khuyến khích trang phục kín đáo, lịch sự, che phủ từ vai đến đầu gối. Tuy nhiên, tại một số quốc gia hoặc địa điểm cụ thể, yêu cầu có thể nghiêm ngặt hơn, đòi hỏi du khách che kín toàn thân, thậm chí cả đầu và mặt. Để đảm bảo mình tuân thủ đúng quy định, mỗi người nên chủ động tìm hiểu thông tin trước chuyến đi hoặc nhờ hướng dẫn viên địa phương tư vấn. Việc lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với tín ngưỡng của người dân bản địa mà còn giúp du khách có một trải nghiệm tâm linh sâu sắc và ý nghĩa.

Thứ hai, mỗi vùng đất, mỗi địa điểm đều có nét văn hóa độc đáo, riêng biệt. Việc tôn trọng những giá trị văn hóa này không chỉ là sự thể hiện sự lịch sự mà còn là cách để chúng ta kết nối sâu sắc hơn với cộng đồng địa phương. Bằng cách tìm hiểu về lịch sử, tín ngưỡng và các quy tắc ứng xử tại nơi đến, du khách không chỉ tránh được những hiểu lầm đáng tiếc mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Thứ ba, đền, chùa… đều có những quy định về việc hương khói, thường được chỉ dẫn bằng những tấm bảng nhỏ nơi cửa. Đọc bảng hướng dẫn sẽ giúp mỗi người tuân thủ đúng quy định này. Vì sao? Bên cạnh việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn cháy nổ, các quy định này còn nhằm tôn vinh ý nghĩa sâu sắc của việc lễ Phật. Thay vì tập trung vào hình thức, Phật giáo khuyến khích sự thành kính từ nội tâm. Việc hạn chế số lượng và vị trí thắp hương giúp mọi người tập trung vào việc tu tập và giữ gìn không gian thanh tịnh tại chốn linh thiêng. Đồng thời, điều này cũng góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa và kiến trúc đặc sắc của các ngôi chùa.

Một số nhà đền, chùa đã gắn biển nhắc nhở du khách không thắp hương.

Một số nhà đền, chùa đã gắn biển nhắc nhở du khách không thắp hương.

Thứ tư, đảm bảo việc cung tiến, giọt dầu đúng nơi, đúng chỗ. Trong tâm thức người Việt, việc dâng cúng tiền bạc tại các ngôi chùa, đình, đền, miếu từ lâu đã trở thành một nghi thức mang ý nghĩa sâu sắc. Đó không chỉ là một hành động thể hiện lòng thành kính đối với thần, Phật mà còn là một cách để góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các công trình văn hóa tâm linh. Việc dâng cúng được xem như đóng góp nhỏ bé vào công cuộc tu bổ, trùng tu các ngôi chùa, đền, miếu, đồng thời cũng là một cách để cầu mong bình an, hạnh phúc và may mắn cho bản thân và gia đình.

Còn theo quan niệm Phật giáo, “tâm xuất thì Phật biết”, việc cúng dường không chỉ đơn thuần là hành động mang tính vật chất mà còn thể hiện tấm lòng thành kính, hướng thiện của người thực hành. Do vậy, việc rải tiền bừa bãi ở khắp các nơi trong khuôn viên các ngôi chùa, đền, miếu đã trở thành một hình ảnh không đẹp, làm mất đi vẻ trang nghiêm của chốn linh thiêng. Hành động này không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với thần linh mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan.

Thói quen rải tiền lẻ khắp nơi của nhiều người đã làm mất cảnh quan linh thiêng vốn có tại nơi thờ tự.

Thói quen "rải" tiền lẻ khắp nơi của nhiều người đã làm mất cảnh quan linh thiêng vốn có tại nơi thờ tự.

Cuối cùng là chụp ảnh vừa đủ. Việc lưu giữ những khoảnh khắc thành tâm kính Phật cũng là một nét đẹp văn hóa. Chụp vừa đủ, đúng nơi, đúng chỗ, hành động không tùy tiện, thiếu tế nhị sẽ là những nét đẹp được mọi người đồng tình.

Có như vậy, nét đẹp ngày Xuân – du lịch tâm linh, vãn cảnh chùa đầu Xuân, mới được lưu truyền.

 
Hà Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa