Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh
Chuyên gia chia sẻ những cảnh báo cho người mắc bệnh hen, COPD lúc giao mùa
8 biến chứng thường gặp của COPD
Vitamin D hỗ trợ bệnh nhân COPD như thế nào?
Những thực phẩm nên tránh khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bỏ thuốc lá
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, COPD hiện là nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở Mỹ. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa được 85 - 90% các trường hợp tử vong do COPD chỉ bằng cách không hút thuốc. Bỏ thuốc giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cai thuốc hãy hỏi bác sỹ, y tá để được giúp đỡ. Hiện nay có nhiều loại thuốc và các chương trình cai thuốc hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc COPD
Tránh hút thuốc thụ động
Để phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn nên tránh xa những nơi mà mọi người thường hút thuốc như quán rượu, nhà hàng, quán bar... Nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá thụ động cũng có tác hại tương tự như hút trực tiếp.
Có biện pháp phòng ngừa khi làm công việc tiếp xúc với khói bụi
Những người làm những công việc tiếp xúc với khói bụi, khói hóa chất, bụi khoáng... có nguy cơ mắc COPD cao hơn. Một nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm bụi do nghề nghiệp có thể là nguyên nhân gây ra 20% các trường hợp mắc COPD. Nếu phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi thì bạn nên đeo khẩu trang và kiểm tra phổi thường xuyên.
Tránh ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm, khói, bụi của việc nấu ăn bằng bếp củi, bếp than có thể là nguyên nhân gây ra COPD. Do vậy, bạn nên hạn chế đến những nơi có không khí bị ô nhiễm; Nên sử dụng khẩu trang khi cần thiết. Nếu có thể, người bệnh nên hạn chế nấu ăn bằng than, bếp củi và nên trang bị hệ thống thông khói, thông gió tốt.
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây COPD
Biết lịch sử gia đình của bạn
Một số yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD. Nếu bạn bị thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin thì bạn có thể bị COPD mà không hút thuốc. Do vậy, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh sớm hơn và nghiêm trọng hơn. Do vậy, bạn nên xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin không.
Thực hiện lối sống lành mạnh
Tập thể dục thường xuyên và ăn các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ, cá ngũ cốc... có thể tốt cho cả phổi và tim. Thực hiện các bài tập thở sâu cũng giúp cải thiện chức năng phổi và huyết áp hiệu quả,
Bình luận của bạn