Đừng đưa ra những giải pháp nửa vời

Tăng cường hệ miễn dịch: Giải pháp phòng dịch hiệu quả

Chế độ ăn và tập luyện: Giải pháp nào tốt hơn cho người muốn giảm cân?

Giải pháp giảm tác động của tăng viện phí

Giải pháp nào cho người nhiễm HIV sau khi “đứt” viện trợ?

Giải pháp nào cho quá tải bệnh viện?

Đề xuất tăng thuế thuốc lá: Có cũng như…

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sắp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó có mặt hàng thuốc lá. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ ngày 1/1/2016 đến năm 2018 là 70%, và từ năm /2019 là 75%.

Đáng chú ý là mức này còn thấp hơn cả đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính. Với mức đề xuất này, thuế suất Thuế Tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá chỉ tăng 5% cho giai đoạn 3 năm và thời gian áp dụng cũng lùi lại so với đề xuất ban đầu.

 


Hút thuốc lá gây nhiều tác hại đến sức khỏe người hút thuốc và cộng đồng

 

Căn cứ theo đề xuất này thì mức tăng giá thực của thuốc lá trong 3 năm (2016-2018) là 2,9% cho cả giai đoạn, tức là tăng trung bình dưới 1% một năm. Trong khi tăng GDP ở Việt Nam dự báo là khoảng 5%/năm cho giai đoạn này.

Mức tăng GDP cao hơn mức tăng của giá thuốc lá đồng nghĩa với việc mục tiêu hạn chế tiêu thụ thuốc lá qua giải pháp nâng thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá khó khả thi.

Theo bà Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc Văn phòng HealthBridge Canada tại Việt Nam, “Mức tăng như trên là quá thấp. Mục tiêu tăng thuế thuốc lá để giảm bớt tiêu dùng sẽ không đạt được, thậm chí là ngay cả với mức đề xuất đầu tiên”.

 

 

Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên mà giải pháp (đề xuất) nâng thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá không “nhắm trúng” mục tiêu cần đạt được ngay từ khi khởi xướng ý tưởng.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, chúng ta cần rút kinh nghiệm từ việc tăng thuế thuốc lá vào năm 2006 và 2008. Năm 2006 từ các mức thuế 25, 45 và 65% được đưa về một mức thống nhất 55%. Từ năm 2008, mức thuế này tăng thêm 10%. Kết quả, giá thực tế chỉ tăng trong lần tăng thuế đầu tiên và giảm trong lần tăng tiếp theo vì không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế.

Còn quá nhiều ưu ái cho ngành thuốc lá

Trước đề xuất tăng thuế suất Thuế Tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, ngành thuốc lá đã lại kêu khó như 2 lần tăng thuế trước đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kết quả hoạt động của ngành thuốc lá vẫn rất tốt. Theo báo cáo của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam năm 2013, sản lượng tiêu thụ thuốc lá điếu đạt hơn 102% kế hoạch, tăng 7,7%. 

Theo bà Phan Thị Hải, Phó Chánh Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia, hiện tỷ lệ thuế thuốc lá tại Việt Nam chiếm 41,6% giá bán lẻ (65% giá xuất xưởng). Việt Nam là nước có mức thuế thuốc lá thuộc nhóm thấp nhất so với các nước trong khu vực (chỉ cao hơn Campuchia).

 


Người hút thuốc lá thụ động cũng chịu nhiều tác hại nguy hiểm

 

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho biết, để kiềm chế có hiệu quả việc sử dụng thuốc lá, thuế thuốc lá tại Việt Nam phải chiếm từ 65-70% giá bán lẻ. 

Như vây, Việt Nam vẫn còn dư địa khoảng 25% giá bán lẻ với thuốc lá để tính toán khi tăng thuế suất Thuế Tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá cho phù hợp với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế.

Theo ước tính của WB, khi tăng thuế thuốc lá để giá tăng 10%, sẽ giảm tiêu dùng khoảng 4% (ở các nước phát triển) và 8% ở các nước đang phát triển. Ngoài ra khi tăng giá khoảng 10% sẽ giảm tiêu thụ tới 10% ở lớp trẻ và người nghèo.

Bài học từ Thái Lan

Từ năm 1994 đến 2012, chính phủ Thái Lan thực hiện 10 lần tăng thuế thuốc lá. Mức thuế suất 85% của Thái Lan tương đương 567% thuế theo giá xuất xưởng của Việt Nam).

Nhờ đó, giá thuốc lá bán lẻ tại Thái Lan tăng hơn gấp 4 lần/bao, làm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ hơn 59% năm 1991 xuống còn chưa đến 42% vào năm 2011. Tương tự, nước này cũng ghi nhận xu hướng giảm tiêu dùng trong nữ giới và thanh thiếu niên.

 

Việc tăng thuế đã giúp nguồn thu ngân sách tăng đáng kể (từ 20 tỷ Bath năm 1994 lên 60 tỷ Baht năm 2012). Tiêu dùng thuốc lá giữ nguyên, khoảng 2 tỷ bao/năm do dân số tăng. Hàng trăm ngàn người Thái tránh được tử vong sớm và không làm gia tăng buôn lậu thuốc lá.

 

 

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 70 chất gây ung thư. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch... Hút thuốc là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 40.000 người Việt mỗi năm và 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Việt Nam vẫn là 1 trong 15 nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Đáng báo động là hiện có tới 21,6% nam thanh niên từ 16-24 tuổi có hút thuốc.This is sample text

 

nhattd
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng