Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt, nguyên nhân do đâu?

Tại sao ăn đồ ngọt lại có hiện tượng đau nhức răng?

Chăm sóc răng nhạy cảm như thế nào?

Video: Mẹo nhỏ đơn giản giúp "tạm biệt" hiện tượng răng ê buốt

Mẹo cứu nguy khi bị đau nhức răng

Dùng tinh dầu đinh hương để trị đau răng có an toàn?

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra triệu chứng ê buốt răng khi bạn ăn đồ ngọt:

Sâu răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng khi ăn đồ ngọt

Quá trình vi khuẩn tích tụ, tạo thành mảng bám trên răng cũng khiến acid xuất hiện, từ đó ăn mòn men răng. Nếu không được điều trị kích thước những lỗ sâu răng có thể lớn hơn. Do vậy, đồ ăn chứa đường, chất lỏng, acid và vi khuẩn đều có thể xâm nhập vào khoang, gây đau đớn.

Mòn men răng

Men là lớp ngoài của răng. Lớp “áo giáp” này bị hư hại từ thói quen sống hàng ngày, bao gồm chải răng quá mạnh, ăn đồ có tính acid. Răng có thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau, từ những món ngọt cho đến đồ ăn nóng hoặc quá lạnh.

Bệnh nướu răng

Viêm nha chu có thể khiến răng ê buốt khi ăn

Sự tích tụ mảng bám cũng có thể dẫn đến bệnh về nướu răng, ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của răng và sức khỏe miệng tổng thể. Nếu bị viêm nướu hoặc viêm nha chu, bạn sẽ cảm thấy ê buốt khi ăn đồ ngọt.

Răng bị tổn thương

Nếu răng bạn bị sứt mẻ do bị lực tác động mạnh thì lúc này răng sẽ cực kỳ nhạy cảm. Mỗi khi dùng đồ nóng, lạnh, chua, ngọt thì chắc chắn sẽ dẫn đến cảm giác ê buốt răng.

Biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức, ê buốt răng

Tình trạng nhạy cảm với đồ ngọt có thể được ngăn ngừa bằng cách duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng với một số lưu ý nhỏ như sau:

- Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường hoặc có tính acid cao.

- Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, hãy nhẹ nhàng hơn trong mỗi lần chải răng. Ngoài ra, khi răng quá nhạy cảm, hãy sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho răng thường bị ê buốt.

- Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên.

- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần là cách khắc phục tối ưu nếu bạn bị viêm nướu răng.

- Khám răng địng kỳ: Việc khám răng định kỳ giúp bạn có thể xác định được mình có đang gặp vấn đề nào cũng như có biện pháp để cải thiện sức khỏe răng miệng kịp thời.

Khi nào cần gặp nha sỹ?

Bạn cần đến gặp nha sỹ ngay nếu gặp các triệu chứng như:

- Đau răng không thuyên giảm sau 1 tuần sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

- Nướu bị sưng, trắng hoặc chảy máu nhiều.

Lê Tuyết H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt