Mẹo cứu nguy khi bị đau nhức răng

Một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau nhức răng hiệu quả

Dùng tinh dầu đinh hương để trị đau răng có an toàn?

Cách giảm đau răng và nướu cực nhanh nhờ các biện pháp đơn giản

3 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau răng

Đau răng vào dịp Tết đối phó như thế nào?

Theo thống kê, có hơn 3 tỉ người gặp vấn đề răng miệng trên toàn thế giới và con số này đang ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây. Đau răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Điều quan trọng giúp trị tận gốc cơn đau răng là tìm ra nguyên nhân của nó, điều mà chỉ các bác sỹ nha khoa mới có thể làm được. Nhưng trước khi đến lịch hẹn, đây là một số biện pháp giúp bạn dịu bớt cơn đau.

Đinh hương

Tinh dầu đinh hương được sử dụng như một phương pháp trị đau răng tại nhà

Eugenol là một loại hợp chất gây mê tự nhiên, có nhiều trong đinh hương. Nó giúp làm tê các dây thần kinh trong răng và giúp bạn giảm đau. Ngoài ra, đinh hương còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, từ đó hỗ trợ đáng kể trong việc chống nhiễm trùng răng, nướu. Bạn có thể dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương, đặt lên khu vực răng đau. 

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm và giảm triệu chứng đau răng. Hơn thế nữa, muối biển chứa hơn 60 loại chất khoáng giúp chữa lành vết thương nhanh chóng, hiệu quả.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các tiệm thuốc trên toàn quốc. Hoặc tự pha dung dịch muối tại nhà bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.

Chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng gây tê và giảm đau răng nhanh chóng

Túi chườm lạnh sẽ là “cứu tinh” khi gặp phải tình trạng đau răng. Lưu ý, bạn không nên áp trực tiếp đá vào vùng răng bị tổn thương vì điều này có thể làm triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Tỏi

Từ lâu, tỏi không chỉ là gia vị tô điểm cho món ăn mà còn được nhiều chuyên gia sử dụng rộng rãi cho mục đích y học. Tỏi chứa một hoạt chất là allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh. Nhờ đó, nó có thể xoa dịu cơn đau răng đang “hoành hành”.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn giã nát 1 ít tỏi và trộn với muối ăn, sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp lên vùng răng đau. Tuy nhiên, bạn nên pha loãng tỏi vì nó có thể gây kích ứng hoặc bỏng nướu.

Nha đam

Gel nha đam (lô hội) là thành phần chính của loại thực vật mọng nước này. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, gel nha đam có khả năng hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, từ đó tiêu diệt những vi trùng gây sâu răng. Để dùng nha đam trị đau răng tại nhà, bạn nên thoa gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng.

Lê Tuyết H+ (Theo Timesofindia.indiatimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp