Một em bé đầu tiên chào đời từ kỹ thuật kết hợp DNA của "3 cha mẹ" ở Anh.
Em bé đầu tiên ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm tại Vinmec
Em bé đầu tiên ra đời từ tinh trùng bị dị dạng
Quảng Ninh: Em bé thụ tinh nhân tạo đầu tiên ra đời
Em bé đầu tiên chào đời từ 1 cha 2 mẹ
Theo The Guardian, em bé được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp kỹ thuật điều trị hiến tặng ty thể (MDT). Kỹ thuật này sử dụng mô từ trứng của những người hiến tặng nữ khỏe mạnh để tạo ra phôi IVF không có các đột biến có hại mà mẹ chúng mang và có khả năng truyền lại cho con cái của họ.
Do phôi kết hợp tinh trùng, trứng của cha mẹ ruột và một phần ty thể từ người hiến tặng, đứa trẻ sinh ra mang DNA của 3 người. Các nhà khoa học đã sử dụng cụm từ "trẻ sơ sinh có 3 cha mẹ" để mô tả trường hợp này, mặc dù, hơn 99,8% DNA của em bé đến từ cha mẹ ruột.
Nghiên cứu về MDT, còn được gọi là liệu pháp thay thế ty thể (MRT), đã được các bác sĩ tại Trung tâm Sinh sản Newcastle tiên phong thực hiện ở Vương quốc Anh, nhằm giúp những phụ nữ có ty thể đột biến sinh con mà không có nguy cơ mắc các rối loạn di truyền.
Theo NBC News, các khiếm khuyết di truyền có thể dẫn đến các bệnh như loạn dưỡng cơ, động kinh, bệnh tim và thiểu năng trí tuệ. Đối với một phụ nữ có ty thể bị lỗi, các nhà khoa học sẽ lấy vật liệu di truyền từ trứng hoặc phôi của cô ấy, sau đó chuyển vào trứng hoặc phôi của người hiến tặng vẫn có ty thể khỏe mạnh nhưng phần còn lại của DNA quan trọng đã bị loại bỏ. Phôi sau khi được thụ tinh sẽ được chuyển vào tử cung của người mẹ.
Theo các nhà khoa học, chất liệu di truyền được sử dụng từ quả trứng hiến tặng chỉ chiếm chưa đến 1% đứa trẻ được tạo ra từ kỹ thuật này.
"Điều trị hiến tặng ty thể mang đến cho các gia đình mắc bệnh ty thể di truyền nghiêm trọng khả năng có một đứa trẻ khỏe mạnh” - Cơ quan Phôi học và Thụ tinh Con người của Vương quốc Anh (HFEA) cho biết trong một báo cáo ngày 9/5.
Vào năm 2015, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng luật điều chỉnh các phương pháp giúp ngăn chặn những phụ nữ có ty thể bị lỗi - nguồn năng lượng trong tế bào - truyền dị tật cho con của họ. Em bé đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng kỹ thuật này đã được báo cáo ở Mỹ vào năm 2016. Hai năm sau, phòng khám ở Newcastle trở thành trung tâm quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép thực hiện, với những trường hợp đầu tiên được phê duyệt vào năm 2018.
Các bác sĩ tại phòng khám ở Newcastle không công bố chi tiết về các ca sinh từ chương trình này bởi lo ngại có thể ảnh hưởng đến tính bảo mật thông tin của bệnh nhân. Tuy nhiên, HFEA, đơn vị chịu trách nhiệm cho việc phê duyệt các ca hiến tặng, xác nhận bệnh viện đã thực hiện "dưới 5 ca" tính đến cuối tháng 4/2023.
Anh cũng yêu cầu mọi phụ nữ muốn áp dụng liệu pháp này phải được sự chấp thuận của HFEA. Cơ quan quản lý sinh sản Anh nói rằng để đủ điều kiện, các gia đình phải không có lựa chọn nào khác để tránh truyền bệnh di truyền.
Theo The Guardian, do điều kiện sức khỏe, đối với một số trường hợp phụ nữ, thụ thai tự nhiên có thể trở thành một "canh bạc". Nhiều em bé có thể sinh ra khỏe mạnh vì chúng chỉ thừa hưởng một phần ty thể bị đột biến. Nhưng một số trường hợp có thể lại di truyền nhiều hơn và phát triển các bệnh nghiêm trọng, tiến triển và tỷ lệ tử vong cao. Trên thế giới, trung bình cứ khoảng 6.000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi rối loạn ty thể.
Nhiều nhà phê bình phản đối các kỹ thuật sinh sản nhân tạo, cho rằng còn nhiều cách khác để phòng tránh truyền bệnh từ mẹ sang con, chẳng hạn hiến trứng hoặc xét nghiệm sàng lọc. Một số khác cảnh báo rằng, việc điều chỉnh mã di truyền theo phương pháp này có thể trở thành "một con dốc trơn trượt" mà cuối cùng dẫn đến những đứa trẻ được "thiết kế" riêng cho các bậc cha mẹ không chỉ muốn tránh các bệnh di truyền mà còn muốn những đứa con "cao hơn, khỏe hơn, thông minh hoặc ưa nhìn hơn".
Bình luận của bạn