Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 17/2
Mùa lễ hội: Cần đảm bảo an toàn phòng dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm
36 phường, xã ở TP.HCM tăng cấp độ dịch, đề xuất mở cửa hoàn toàn du lịch
Mở cửa trường học trong đại dịch
Hà Nội tăng 25% số F0 mức độ trung bình, dịch ở miền Trung vẫn chưa "hạ nhiệt"
Theo báo cáo Bộ Y tế, trong 24 giờ (tính từ 16h ngày 15/2 đến 16h ngày 16/2), TP.HCM ghi nhận 620 ca, tăng gần gấp đôi so với ngày trước đó (341 ca). Và đây cũng là ngày có số ca cao nhất hơn một tháng qua (tính từ ngày 13/1 có 701 ca). Số ca mắc mới dưới 1.000 vẫn là ở mức thấp theo kịch bản ứng phó dịch của ngành y tế TP.HCM.
Ngoài TP.HCM, số ca mắc mới trong những ngày sau Tết cũng tăng tại nhiều địa phương, trong đó Hà Nội đã gần đến mốc 4.000 ca mới/ngày, Thái Nguyên ngày 16/2 tăng vọt lên gần 2.500 ca, Hải Dương gần 1.600 ca, Quảng Ninh trên 1.530 ca, Hải Phòng gần 1.500 ca.
Những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày TP. Vinh (Nghệ An) có từ 200-300 bệnh nhân, trong đó có hàng trăm ca COVID-19. Hiện thành phố đã có 22/25 phường, xã ở mức dịch cấp độ 4 (vùng đỏ). Trước diễn biến phức tạp của dịch, TP. Vinh đã dừng bán hàng ăn tại chỗ, chỉ bán mang về; Dừng các hoạt động tại các cơ sở kinh doanh, các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: Cắt tóc, gội đầu, làm đẹp, karaoke, quán bar, trò chơi điện tử; Dừng hoạt động bán hàng rong, vé số, không có địa điểm cố định; dừng các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, thờ tự; Dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, rạp chiếu phim, các hoạt động thể dục thể thao tại các tuyến đường nội thôn và nhà văn hóa thôn.
Liên tục những ngày qua, số ca COVID-19 tại Hải Phòng tăng từ 1.400 đến 1.600 ca mỗi ngày. Các cơ sở y tế và các địa phương trên địa bàn thành phố đang điều trị trên 49.000 ca COVID-19, trong đó trên 95,7% số bệnh nhân điều trị tại nhà. Hiện các bệnh viện và cả các trạm y tế lưu động tại các quận, huyện của TP. Hải Phòng đều quá tải. Hải Phòng hiện có 237 trạm y tế lưu động, với 5 nhân viên/trạm. Trung bình, mỗi trạm y tế lưu động phải quản lý, điều trị hơn 100 F0 tại nhà, trong khi vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch, tiêm chủng tại địa phương.
Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt nhằm tôn vinh, tri ân, khen thưởng đóng góp của lực lượng y tế và lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19 nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, dự kiến diễn ra vào ngày 22/2/2022.
Liên quan đến vấn đề cân nhắc giảm thời gian cách ly tại nhà với F1 là học sinh, TS. Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết: "Về việc thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà với F1 là học sinh, chúng tôi đang xin ý kiến các bộ, chuyên gia và trao đổi với Bộ GD&ĐT. Có thể, chúng tôi điều chỉnh thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà xuống còn 7 ngày cho tất cả đối tượng học sinh F1, kể cả đã tiêm vaccine hay chưa". Hiện trường hợp học sinh được xác định là F1 đã tiêm đủ liều vaccine theo dõi sức khỏe tại nhà không quá 7 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 7, nếu kết quả âm tính, các em được đi học trở lại. Đối với, học sinh F1 chưa được tiêm vaccine cũng cho nghỉ tại nhà, thời gian không quá 14 ngày, theo dõi kỹ các biểu hiện, xét nghiệm lại vào ngày thứ 7 và 13.
Các nhà nghiên cứu Mỹ ở Denver, Colorado, hôm 15/2 cho biết bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc mới, các nhà khoa học dường như đã chữa khỏi cho người thứ ba nhiễm HIV. Đây cũng là người phụ nữ đầu tiên được chữa khỏi HIV, Guardian đưa tin. Trước đó, chỉ có 2 bệnh nhân HIV được chữa khỏi đầu tiên đều là nam giới.
Bình luận của bạn