Fucoidan - món quà sức khỏe từ biển giúp tăng miễn dịch, ngừa ung thư

Rong nâu chứa hàm lượng cao fucoidan - một hoạt chất với nhiều lợi ích sức khoẻ nổi bật

Phát triển công nghệ sinh học: Không thể thiếu thực phẩm chức năng

Hội thảo các hoạt chất, dược liệu hỗ trợ phòng ngừa ung thư qua ảnh

Cần thiết phải công bố định lượng cho thực phẩm chức năng

Vai trò của dược liệu và hoạt chất sinh học trong việc phòng ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch

Fucoidan và những dấu mốc ứng dụng được ghi nhận trong lịch sử

200 năm trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa đã cho cận thần đi khắp nơi tìm kiếm “thuốc trường sinh bất tử”. Họ đã mang về một loại bột làm vừa lòng vị hoàng đế. 2.000 năm sau, khoa học hiện đại đã chứng minh được đó là hợp phần từ rong nâu, có chứa fucoidan.

Năm 1989, sau vụ nổ hạt nhân Chernobyl (thảm họa xảy ra ở Ukraine, thuộc Liên Xô cũ vào năm 1986), chính quyền Xô Viết đã yêu cầu các nhà khoa học vùng Viễn Đông tìm kiếm các loại dược liệu thiên nhiên, nhằm giải quyết các chứng bệnh do nhiễm xạ mà người dân gặp phải. Rong nâu đã được sử dụng và cho đáp ứng vượt mong đợi của mọi người. Khi đó, sản phẩm Modifilan có chứa fucoidan đã được các nhà khoa học Nga nghiên cứu sản xuất, được Bộ Y tế Nga cấp phép sử dụng.

Cuối năm 2001, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã xem xét và xác nhận các sản phẩm thực phẩm chức năng ở Nhật được bổ sung thêm thành phần fucoidan có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, giảm mỡ máu. Các sản phẩm này đã trở thành thực phẩm hỗ trợ trị các bệnh nan y phổ biến tại Nhật.

Fucoidan là gì?

Từ thế kỉ thứ 8, các loại tảo nâu, rong nâu đã sớm được người Nhật phát hiện và đưa vào bữa ăn hàng ngày như một thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe. Nhưng chỉ đến cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học mới dần phát hiện ra những tác dụng đặc biệt này tới từ fucoidan.

Fucoidan có nhiều trong các loại tảo nâu, rong nâu

Fucoidan có nhiều trong các loại tảo nâu, rong nâu

Theo đó, fucoidan được phát hiện vào năm 1913 bởi giáo sư Kylin của Đại học Uppsala (Thụy Điển). Đây là tổ hợp phân tử polysaccharide chứa gốc sulfat fucose, hợp chất siêu nhờn chỉ có trong các loài tảo nâu, rong nâu như mozuku, wakame, mekabu, kombu…

Fucoidan và các tác dụng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, rối loạn chuyển hoá lipid máu

Một số hoạt tính sinh học quan trọng của fucoidan được các nhà khoa học chỉ ra có thể kể tới như:

- Tác dụng kháng khuẩn và kháng virus.

- Tác dụng kháng cục máu đông.

- Tác dụng ổn định đường huyết.

- Khả năng hỗ trợ điều trị bệnh về khớp.

- Khả năng hỗ trợ điều trị bệnh về gan.

- Khả năng hỗ trợ điều trị bệnh về da.

- Khả năng hỗ trợ điều trị viêm loét và các bệnh dạ dày.

- Kháng ung thư.

- Giảm cholesterol và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

- Tác dụng kích hoạt và tăng cường miễn dịch.

Trong số đó, 2 tác dụng nổi bật, được quan tâm nhất của fucoidan có thể kể tới khả năng hỗ trợ điều trị ung thư và hỗ trợ cho người bị rối loạn chuyển hoá lipid máu.

Fucoidan giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy fucoidan có tác dụng ức chế sự tiến triển của khối u, ngăn chặn tế bào ung thư, giảm thiểu tác dụng phụ do hóa trị hay xạ trị. Đặc biệt hơn, hợp chất này kích thích cơ chế “tự diệt” (apoptosis) của các tế bào bất thường, bao gồm cả tế bào ung thư.

Fucoidan có tác dụng chặn dừng các mạch máu đi nuôi tế bào ung thư, từ đó ngăn ngừa được bệnh và tránh khối u di căn đến những bộ phận khác.

Nhìn chung, các nhà khoa học đã nhận thấy fucoidan có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư theo 3 cơ chế chính:

 

- Giúp kích thích tế bào ung thư tự động hủy hoại tuân theo cơ chế “tự diệt” mà hoàn toàn không gây ảnh hưởng, tổn thương đến các tế bào khác.

- Fucoidan có thể ngăn chặn sự phân chia các tế bào nguy hiểm, ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển.

- Fucoidan giúp con người tăng cường sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người mắc bệnh ung thư, tăng sức miễn dịch cho tế bào khi người bệnh điều trị bằng các phương pháp xạ trị hay hóa trị.

Ngoài những tác dụng đã được công nhận trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ giảm các biến chứng và triệu chứng liên quan trong điều trị ung thư, fucoidan còn có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch ở người dùng, với những tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giúp giảm phản ứng viêm toàn thân, viêm cục bộ, kháng viêm ở bệnh nhân ung thư tiến triển. Fucoidan có khả năng kích hoạt các tế bào miễn dịch tự nhiên, giúp ức chế được virus gây suy giảm miễn dịch, kể cả virus tiêu chảy và virus cúm.

Fucoidan hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu

Tác dụng hạ lipid máu của fucoidan khối lượng phân tư thấp từ rong nâu Việt Nam trên bệnh nhân tình nguyện đã được đăng tải trên Tạp chí Y học Quân Sự năm 2012. Theo đó, phương pháp chọn mẫu mù đôi, ngẫu nhiên, phân tầng được sử dụng để nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu của fucoidan.

Kết quả cho thấy với liều uống 1gr/ngày liên tục trong 4 tuần, các chỉ số cholesterol toàn phần, cholesterol “xấu” LDL (lipoprotein cholesterol tỉ trọng thấp) và triglyceride ở nam giới đã giảm mạnh, tương ứng là 19,62%; 21,48% và 29,98%. Với nữ giới, mức giảm lần lượt là 21,34%; 24,32% và 21,1%.

Theo TS. Nguyễn Duy Nhứt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, dựa theo kết quả nghiên cứu, sản phẩm thực phẩm chức năng Phytocoidan đã được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ. “Đây là sản phẩm được lâm sàng trên người đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam về fucoidan. Điều này đã xác nhận tính an toàn của fucoidan khi được đưa vào sử dụng thực tế”.

Tiềm năng ứng dụng fucoidan tại Việt Nam

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có biển rộng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài rong biển, bao gồm cả rong nâu phát triển tự nhiên, cũng như thích hợp cho nuôi cấy. Nhận thấy tiềm năng của fucoidan trong đời sống kinh tế quốc dân, các nhà khoa học đang cố gắng thúc đẩy các công trình nghiên cứu, sản xuất, đưa fucoidan vào ứng dụng thực tế.

Hiện các nghiên cứu về fucoidan ở nước ta đã được thực hiện tại nhiều nơi, điển hình như các nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất