Phát triển công nghệ sinh học: Không thể thiếu thực phẩm chức năng

DS Nguyễn Xuân Hoàng phân tích vị trí của ngành thực phẩm chức năng trong chiến lược phát triển công nghệ sinh học - Ảnh: Hiệp Nguyễn

Vtopcan - Sự đột phá về công nghệ nâng cao sức khỏe người Việt!

Công nghệ thúc đẩy ngành chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc như thế nào?

Du lịch trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ in 3D vào phẫu thuật thay khớp gối

Đây là thông tin được DS Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trình bày tại Hội thảo khoa học: Các hoạt chất, dược liệu hỗ trợ phòng ngừa ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và tăng cường miễn dịch.

Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển bền vững đất nước có nêu rõ, một trong các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNSH trong lĩnh vực y tế là: Tập trung nghiên cứu, sản xuất thuốc, vaccine đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh; Nghiên cứu công nghệ tế bào gốc trong công nghiệp dược phẩm, công nghệ gene, sản xuất nguyên liệu và các loại thuốc sinh học, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược. DS Nguyễn Xuân Hoàng đánh giá, đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị đưa ra một nghị quyết có trực tiếp nhắc tới thực phẩm chức năng (TPCN).

DS Nguyễn Xuân Hoàng cùng các diễn giả tại Hội thảo khoa học do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức - Ảnh: Hiệp Nguyễn

DS Nguyễn Xuân Hoàng cùng các diễn giả tại Hội thảo khoa học do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức - Ảnh: Hiệp Nguyễn

Theo DS Nguyễn Xuân Hoàng, tìm ra các hoạt chất, dược liệu quý ứng dụng vào trong các sản phẩm để chăm sóc sức khỏe người dân là xu hướng tất yếu của ngành TPCN trong nhiều năm qua. Thời điểm này cũng là lúc các cơ quan hữu quan cần nhìn nhận giá trị kinh tế của ngành TPCN. Ông dẫn chứng, năm 2022, theo thống kê của một số tổ chức, quy mô ngành dược Việt Nam đạt 7 tỷ USD, trong khi ngành TPCN đạt 13 tỷ USD. Chưa kể, lĩnh vực này còn nhiều "dư địa", vì TPCN không chỉ dùng để hỗ trợ điều trị mà còn giúp phòng bệnh và tăng cường sức khỏe chủ động.  

Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đặt ra tầm nhìn đến năm 2030, nền CNSH nước ta đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học. DS Nguyễn Xuân Hoàng cho rằng đây là một thách thức rất lớn. Nền tảng trong ngành công nghệ sinh học Việt Nam mới đang dừng lại ở mức tiềm năng với nguồn dược liệu phong phú, đa dạng sinh học. Yếu tố công nghệ còn cần đầu tư nhiều hơn nữa, đặc biệt là đầu tư cho các doanh nghiệp và viện nghiên cứu.

Thực hiện nghiêm túc chủ trương, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp trong Hiệp hội, đặc biệt là Viện Thực phẩm chức năng tập trung nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học.

Hội thảo khoa học của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cũng được tổ chức trong bối cảnh đặc biệt khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam nhận định, đây là cú hích với kinh tế Việt Nam cũng như tạo cơ hội phát triển công nghệ sinh học. Mỹ là quốc gia mạnh về công nghệ sinh học, cũng là đối tác chuyển giao nhiều công nghệ cho nước ta. Ví dụ, năm 2016, công nghệ chiết xuất Lunasin peptide được Đại học Berkeley và Công ty Narra Biosciences (Mỹ) chuyển giao cho Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hồng Bàng.

Việc đón nhận và làm chủ được công nghệ sinh học, như chiết xuất fucoidan từ rong nâu Khánh Hòa là thành tựu đáng tự hào của lĩnh vực y tế - thực phẩm chức năng trong nước. Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất TPCN có thể đem lại tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng lớn, đồng thời tiến đến hiện thực hóa Nghị quyết 36-NQ/TW.

VIDEO DS NGUYỄN XUÂN HOÀNG CHIA SẺ TẠI HỘI THẢO

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện