3 tháng giữa thai kỳ, con đã phát triển thế nào?

Từ tuần thứ 18, bé đã nghe được giọng nói của mẹ rồi

Kỳ diệu sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên

Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng đến giới tính thai nhi

Thuốc chữa hen nào an toàn cho thai nhi?

Acid folic: Dưỡng chất quan trọng cho mẹ và thai nhi

Thai nhi 13 tuần tuổi

Bé yêu đã dài khoảng 9cm, nặng 43gr, bằng kích thước một quả trứng.

Trong tuần này, bé đã bắt đầu biết nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu và mút ngón tay cái. Mặc dù bạn có thể không cảm thấy những cú đấm và đá của bé nhưng đôi bàn tay và bàn chân tí hon của bé sẽ không ngừng vận động.

Thai nhi 14 tuần tuổi

Bé dài khoảng 10cm, nặng 70gr, cỡ quả táo.

Chân bé đã phát triển dài hơn cánh tay, bé có thể cử động tất cả các khớp. Ở tuần tuổi này, bé đã cảm nhận được ánh sáng mặc dù mí mắt vẫn khép chặt. Để kiểm chứng, bạn có thể rọi đèn pin vào bụng mình, bạn sẽ cảm nhận thấy bé di chuyển để tránh tia sáng. Tuần này, bạn có thể biết được giới tính của con qua việc siêu âm.

Thai nhi 15 tuần tuổi

Bé đã dài 11,5cm tính từ đầu đến chân, nặng khoảng 100gr, và ước chừng lớn bằng quả bơ. Lúc này, chân bé đã phát triển hơn nhiều. Mô da đầu đã hình thành nhưng tóc vẫn chưa mọc.

Thai nhi 16 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 140gr, dài 13cm từ chóp đầu đến mông. Khung xương của bé đang chuyển từ dạng sụn mềm thành dạng xương. Tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển.

Thai nhi 17 tuần tuổi

Bé đã lớn cỡ quả ớt chuông rồi. Bé nặng khoảng 200gr, từ đầu đến mông dài 14cm. Bé liên tục co duỗi tay chân và cử động ngày càng nhiều hơn. Nếu là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng đã được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, khi siêu âm có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục của bé.

Thai nhi 18 tuần tuổi

Bé dài khoảng 15cm từ đầu đến mông, nặng khoảng 140gr. Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thị giác… Bé có thể nghe được giọng nói của bạn. Vì thế, mẹ có thể đọc sách thật to, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe.

Thai nhi 19 tuần tuổi

Tính từ đầu đến gót chân, bé dài khoảng 25,5cm, nặng 300gr. Bé bắt đầu biết nuối vào và thải phân su. Ở một số trẻ, phân su sẽ thải vào nước ối, hoặc trong quá trình chào đời, hoặc thải ra ngoài trong lần bẩn tã đầu tiên.

Thai nhi 20 tuần tuổi

Bé nặng khoảng 340gr, dài khoảng 27cm. Bé đã biết đạp và huých mạnh. Lông mày và mi mắt đã bắt đầu xuất hiện.

Hình ảnh thai nhi 20 tuần biết mút ngón tay

Thai nhi 21 tuần tuổi

Bé dài khoảng 28cm, nặng gần 450gr, bé đang bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh. Môi, mí mắt và lông mày của bé đã trở nên rõ ràng hơn. Da bé hơi nhăn nheo do chưa hình thành lớp mỡ đệm dưới da.

Thai nhi 22 tuần tuổi

Bé có thể chuyển động khiến bụng bạn gồ lên. Lúc này, bé cũng nhạy cảm hơn với âm thanh và những di chuyển bên ngoài. Bé đang tập làm quen với những âm thanh thường ngày như tiếng nói to, tiếng tivi, hay thậm chí là tiếng máy hút bụi…

Thai nhi 23 tuần tuổi

Bé đã dài khoảng 30cm, nặng 600gr, cỡ một bắp ngô Mỹ. Lúc này, não và các gai vị giác phát triển nhanh chóng. Phổi đang hình thành các “nhánh” trong cây hô hấp, giúp bé có thể hít thở ngay khi tiếp xúc với bên ngoài. Da của con vẫn mỏng và trong suốt.

Thai nhi 24 tuần tuổi

Bé dài khoảng 34cm, nặng 680gr. Bé bắt đầu tích mỡ nên da dần căng ra, nhìn bé dần giống với trẻ sơ sinh hơn. Bé cũng đã bắt đầu mọc tóc. 

Thai nhi 24 tuần tuổi biết mỉm cười hạnh phúc

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ