Hai mặt của lợi khuẩn probiotics

Probiotics - "Hộ vệ" của hệ tiêu hóa

Infographic: Probiotic và sức khoẻ đường ruột

Probiotics có thể chữa đái tháo đường?

Probiotics – vũ khí chống trầm cảm

Probiotic không có tác dụng chữa đau bụng trẻ

Trong khi các nhà sản xuất tuyên bố, thậm chí “thổi phồng” lên rằng probiotics có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm cân và thậm chí phòng được nhiều bệnh nguy hiểm, các nhà khoa học vẫn còn đặt câu hỏi về mặt trái của loại chế phẩm sinh học này.

Probiotics đã được tiêu thụ từ hơn 100 năm trước bằng nhiều hình thức khác nhau, theo TS. Susan Lucak – Đại học Columbia (Mỹ). Thị trường các sản phẩm bổ sung probiotic phát triển vô cùng nhanh chóng, dự kiến doanh số bán hàng sẽ tăng lên 42 tỷ USD vào năm 2016. Sản phẩm bổ sung probiotic có thể chứa một hoặc nhiều chủng sinh vật có lợi, dao động từ 1 – 250 tỷ con.

Hiện nay, hai loại lợi khuẩn phổ biến nhất trên thị trường là Lactobacillus và Bifidobacterium.

Lợi ích của probiotic qua các nghiên cứu khoa học:

“Hộ vệ” của hệ tiêu hoá: Công dụng được biết đến nhiều nhất của probiotics chính là làm giảm tình trạng tiêu chảy, đặc biệt là do nhiễm trùng hoặc do thuốc kháng sinh. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2012, chế phẩm sinh học probiotics làm giảm tiêu chảy do kháng sinh đến 42%.

Một số nghiên cứu cho thấy các chủng probiotic nhất định có thể cải thiện tình trạng viêm ruột và hội chứng ruột kích thích (IBS) thể nhẹ và trung bình.

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí World Journal of Gastroenterology năm 2010, một số chủng lợi khuẩn như B. lactis và L. casei có thể làm tăng tần suất đại tiện của người bị táo bón.

Cải thiện hệ miễn dịch: Hệ vi khuẩn trong đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ với hệ miễn dịch, vì thế, probiotic cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các đáp ứng miễn dịch nâng cao (như vaccine). Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh năm 2012 cho thấy một vài chủng probiotics thúc đẩy các đáp ứng miễn dịch, phòng ngừa nhiễm trùng. 

Theo Giáo sư Mario Clerici - Chủ nhiệm Khoa Miễn dịch học, Đại học Y khoa Milano (Italia): Ruột chứa 2kg vi khuẩn, 85% số đó là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Nếu sự cân bằng này mất đi, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì cơ thể sẽ suy yếu về khả năng miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóahô hấp.

Probiotics tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Giảm cân: Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu năm 2011 cho thấy những người uống sữa có chứa Lactobacillus gasseri trong 12 tuần đã giảm lượng mỡ bụng đáng kể.

Sức khoẻ răng miệng: Ngoài ruột già, miệng cũng chứa một số lượng lớn vi khuẩn có lợi, giúp phòng ngừa bệnh nha chu, viêm họng và hôi miệng. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng probiotics không thể thay thế cho các sản phẩm chăm sóc răng miệng “truyền thống” như bàn chải, kem đánh răng và chỉ nha khoa.

Các lợi ích khác: Một số nghiên cứu cho thấy probiotics có thể giúp hạ huyết áp và cholesterol, giảm triệu chứng eczema, hỗ trợ điều trị loét và nhiễm trùng đường tiết niệu, phòng ngừa ung thư đại trực tràng, giảm lo âu…

 “Lợi khuẩn” cũng có hại!

Probiotics có thể gây chướng bụng, đầy hơi nhẹ

Nhìn chung, probiotics an toàn đối với người khoẻ mạnh, chỉ gây tác dụng phụ ngắn hạn là chướng bụng hoặc đầy hơi nhẹ.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu công bố trên eLife Digest năm 2013, sự phát triển quá mức của lợi khuẩn trong đường ruột có thể gây bệnh viêm khớp dạng thấp.

Mặc dù được chứng minh là có lợi cho hệ miễn dịch nhưng probiotics cũng có thể gây kích thích quá độ hệ thống này. Chính vì thế, những người có hệ miễn dịch yếu không nên dùng probiotics hoặc chỉ dùng theo chỉ định của bác sỹ.

Bên cạnh đó, việc bổ sung probiotics có đem lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sản phẩm và nhà sản xuất. Năm 2012, ConsumerLab.com – Công ty Kiểm nghiệm Thực phẩm chức năng độc lập uy tín thế giới, đã tiến hành kiểm tra 29 sản phẩm bổ sung probiotics. Kết quả cho thấy một số sản phẩm có chứa ít hơn 1 tỷ lợi khuẩn – lượng tối thiểu để mang lại lợi ích cho sức khoẻ. Vì thế, không phải cứ bên ngoài ghi là probiotics thì đồng nghĩa với “tốt” và “hiệu quả”.

Những đối tượng cần thận trọng khi dùng probiotics bao gồm: Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Lưu ý: Không bao giờ sử dụng probiotics cho trẻ sinh non.

*Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là nhà phân phối uy tín các sản phẩm probiotics như: Lactobacillus paracasei, Lactobacillus rhamnosus, Bacillus clausii, Bacillus subtilis và Immunepath-ip.

**Thông tin về nguyên liệu do nhà phân phối cung cấp. Liên hệ: http://thiennguyen.net.vn

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất