- Chuyên đề:
- Suy tim
Bà Lê Thị Thanh Xuân đã tìm lại được cuộc sống bình thường, không còn phải lo nghĩ về bệnh tật
Cẩn thận nhầm hen suyễn với triệu chứng bệnh suy tim mạn tính
Chung sống với bệnh suy tim không quá khó khăn khi bạn hiểu rõ bệnh
Người bệnh tim mạch nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?
Mọi điều bạn cần biết về bệnh cơ tim
Suy tim nặng do hở van tim khiến bà phải sống phụ thuộc vào thuốc Tây y
Từ khoảng năm 14 tuổi, bà Lê Thị Thanh Xuân (65 tuổi) đã nhận thấy mình có xu hướng bị choáng ngất mỗi khi xúc động. Tuy nhiên, do khi đó vẫn còn trẻ, bà Xuân không nghĩ nhiều tới bệnh tật. Mãi tới khi về hưu, cách đây khoảng 10 năm, bà Xuân mới đột nhiên thấy người bị phù nề, ngồi cũng khó thở và nằm cũng khó thở.
“Chỉ đi bộ một đoạn ngắn từ nhà ra tới chợ thôi mà tôi cũng thấy bủn rủn chân tay. Nghĩ mình bị hạ huyết áp, tôi có uống cà phê và trà gừng nhưng không thấy đỡ. Tới lúc ngồi cũng không nổi nữa thì gia đình mới đưa tôi đi cấp cứu. Các bác sỹ chẩn đoán tôi đã bị suy tim độ 3, độ 4 rồi nhưng không thể mổ được do tôi bị hở hết van 2 lá, van 3 lá, hở van động mạch chủ và động mạch phổi”, bà Xuân nhớ lại.
Do không thể mổ, bà Xuân có chủ động đề nghị với bác sỹ về việc đặt máy tạo nhịp tim. Tuy nhiên, các bác sỹ cho biết trường hợp của bà đặt máy hợp thì tuổi thọ tăng cao, nhưng nếu không hợp lại có nguy cơ “đi” nhanh hơn so với thực tế. Do đó, bà Xuân buộc phải phụ thuộc vào thuốc Tây y để kiểm soát bệnh suy tim, rối loạn nhịp tim.
Trước đây, bà Xuân hẳn không thể nghĩ có ngày mình có thể đi lại, quét nhà như bình thường
May mắn có gia đình ở bên động viên, hỗ trợ
Từ ngày mắc bệnh suy tim, bà Xuân chỉ dám cầu mong bệnh không nặng lên để chồng con đỡ khổ. Thế nhưng, lúc đó bà không thể đỡ đần được mọi người vì cứ hay bị khó thở, đau tức ngực, đi lại khó khăn. “Nhiều khi cứ đứng lên đi lại trong nhà thôi tôi cũng thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày. Những lúc đó tôi cũng chỉ có thể vịn vào tường, vào đồ đạc trong nhà, thậm chí nhiều lần phải chống gậy mới đi lại được”, bà Xuân cho biết.
“Hoang mang, lo lắng vì bệnh tật mà nhiều hôm tôi thức khuya, có khi tới 1 giờ sáng vẫn chưa thể ngủ nổi. Thấy một vài người bạn cũng bị bệnh tim giống mình đã qua đời, tôi cũng thấy hoảng hốt lắm. May mắn là ở bên tôi có nhiều bác sỹ tận tâm, rồi luôn có gia đình ở bên động viên, chăm sóc nên tôi cũng thấy yên tâm hơn phần nào”, bà Xuân chia sẻ.
Nói về sự động viên của gia đình, bà Xuân tự hào cho biết từ ngày mình phát hiện bệnh, chồng bà đã chủ động nhận hết các công việc nặng nhọc. Thấy bà Xuân đứng bếp, gần lửa là mệt mỏi, chồng bà cũng nhận luôn cả việc nấu cơm, rửa bát.
May mắn một lần nữa tới “gõ cửa” khi bà tìm được bí quyết để chung sống với bệnh tật
Tới năm 2013, bà Lê Thị Thanh Xuân được một người chú giới thiệu dùng sản phẩm thảo dược có chứa đan sâm, hoàng đằng. “Chú của tôi cũng mắc bệnh tim. Do đó ông ấy có giới thiệu tôi dùng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang vì ông cũng đã dùng rồi và thấy rất dễ chịu. Nghe vậy tôi mới thử mua về dùng thử”, bà Xuân cho biết.
Dùng đúng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất một thời gian, bà Xuân thấy trong người dần trở nên nhẹ nhõm hơn, không còn hiện tượng ù đầu, đang đi thì chóng mặt nữa. Thấy tình trạng bệnh đã khá hơn, bà Xuân thử giảm liều sản phẩm thảo dược. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, bà lại thấy sức khỏe kém đi và phải quay trở lại dùng đúng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Từ đó, bà Xuân quyết tâm phải duy trì dùng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kết hợp với thuốc Tây theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. “Từ năm 2015 tới nay, sức khỏe của tôi đã dần ổn định. Giờ tôi đã có thể đi lại bình thường, có thể tự mình quét sân, lau nhà, làm được những công việc nhẹ nhàng trong gia đình. Tôi thấy rất phấn chấn, thoải mái, lạc quan khi đã tìm được bí quyết giúp mình có cuộc sống bình yên, an ổn, không còn phải lo lắng vì bệnh suy tim”, bà Xuân vui vẻ nói.
Vi Bùi H+
Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Bình luận của bạn