Cách sử dụng insulin để kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Tiêm insulin là biện pháp được sử dụng phổ biến để kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Thuốc trị đái tháo đường có thể giúp người béo phì giảm cân?

Sức khỏe răng miệng kém làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Bị bệnh võng mạc đái tháo đường phải làm gì để không bị mờ mắt?

Tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, khi bà bầu ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày

Theo BS. Lincoln, dù bạn đang được chỉ định tiêm một liều đơn insulin hay một liều hỗn hợp thì các bước tiêm tương đối giống nhau.

Xác định vị trí tiêm

Đầu tiên, insulin nên được tiêm vào vùng mô mỡ, do đó các khu vực tiêm được khuyến cáo là bụng, bắp tay sau và mông.

Với một số loại insulin, vị trí bạn tiêm vào cơ thể có thể tạo ra sự khác biệt về thời gian và tốc độ "làm việc" của nó. Do đó, điều quan trọng là bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước để tìm ra vị trí tiêm phù hợp nhất với mình. 

Trong quá trình điều trị đái tháo đường bằng insulin, hãy cố gắng tạo ra một thời gian biểu về việc tiêm insulin vào cùng 1 khu vực và cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Tuy vậy, hãy nhớ thay đổi vị trí mỗi lần tiêm để tránh gây tổn thương cho da và các mô tại đó.

Khi tiêm vào bụng, hãy chắc chắn rằng vị trí được lựa chọn sẽ cách khoảng 5cm từ vị trí tiêm trước đó hoặc rốn của bạn.

Tiêm insulin

Khi đã lựa chọn được vị trí tiêm thích hợp, hãy thực hiện sát trùng da bằng cồn và đợi vài giây để cồn khô. Cắm mũi tiêm ở một góc 90 độ, sau đó bơm từ từ để thuốc đi vào trong cơ thể. Nếu sử dụng loại kim tiêm ngắn, bạn có thể cần giữ kim trong da khoảng vài giây để thuốc được hấp thụ tốt hơn, sau đó mới rút kim ra ngoài.

Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, bà bầu có thể sử dụng một số sản phẩm, thực phẩm chức năng, tuy nhiên hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sỹ trước.

Cuối cùng, sau khi tiêm hãy bỏ kim tiêm vào 1 hộp đựng đồ sắc nhọn (thường được kèm theo khi bạn mua dụng cụ tiêm insulin). Tuy nhiên, nếu bạn không có hộp đựng này, thì một chai nhựa có nắp kín cũng có thể được tận dụng để chứa chất thải y tế.

Việc thực hiện tiêm insulin có thể gây khó khăn trong thời gian đầu, tuy nhiên khi bạn đã quen, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn và nó sẽ trở thành một trong những thói quen hàng ngày của bạn.

Điều quan trọng cần nhớ là với mỗi lần tiêm, bạn đã làm được một việc tích cực cho em bé của mình.

Quang Tuấn H+ (Theo Bundoo)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết