Hướng dẫn chăm sóc da cơ bản cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường thường gặp phải tình trạng da khô, kích ứng da…

Làm sao ngừa rối loạn cương dương ở nam giới mắc đái tháo đường?

Biến chứng võng mạc đái tháo đường: Kiểm soát thế nào để tránh mù lòa?

Biến chứng đái tháo đường có chữa được không?

Tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân gây ra các vấn đề về da liễu ở người bệnh đái tháo đường

- Đường huyết tăng cao có thể làm giảm khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Điều này khiến mạch máu và các dây thần kinh không nhận được đủ máu và chất dinh dưỡng, khiến các tế bào bạch cầu mất dần khả năng chống lại nhiễm trùng.

- Lưu thông máu kém cũng làm giảm khả năng chữa lành của da, làm tổn thương collagen trong da và khiến da mất dần khả năng phục hồi.

- Các tế bào da bị tổn thương có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ và áp suất.

Một số vấn đề da liễu thường gặp ở người bệnh đái tháo đường

Da khô, đỏ, ngứa và dễ bị kích ứng

Lượng đường huyết tăng cao có thể dẫn tới tình trạng cơ thể phải rút bớt chất lỏng từ các tế bào da để tập trung vào sản sinh nước tiểu. Điều này có thể khiến da của người bệnh đái tháo đường trở nên khô, nứt nẻ hơn.

Một nguyên nhân khác khiến người bệnh đái tháo đường hay bị khô da là do biến chứng thần kinh và mạch máu khiến các vết thương ở chân và bàn chân lâu lành hơn. Da khô thường mang tới cảm giác ngứa ngáy, gây các vết nứt trên da và tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào da, dẫn tới viêm, mẩn đỏ và kích ứng da.

Nhiễm nấm

Người bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm tại bàn chân

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn so với người bình thường. Theo đó, tình trạng phát ban đỏ, ngứa ngáy, kèm theo mụn nước và đóng vảy có thể xuất hiện ở các vùng da nhiều nếp gấp như kẽ ngón chân, nếp gấp khuỷu tay, vùng da ở nách hay khóe miệng…

Các bệnh nhiễm nấm phổ biến ở người bệnh đái tháo đường là nhiễm nấm Candida, nấm da, nấm bàn chân, nhiễm nấm âm đạo tái phát…

Nhiễm khuẩn

Người bệnh đái tháo đường có thể gặp các tình trạng nhiễm khuẩn như mọc mụn nhọt, viêm nang lông, lẹo mắt, nhiễm trùng quanh móng tay/móng chân…

Hoại tử da dạng mỡ do đái tháo đường

Khi gặp phải tình trạng này, trên da của người bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện các nốt nhỏ (trông giống mụn). Các nốt này sau đó có thể trở thành các mảng cứng trên da, có màu vàng hoặc nâu đỏ. Vùng da xung quanh các nốt này có thể trở nên sáng bóng, ngứa, nhìn thấy rõ các mạch máu.

Bệnh gai đen

Tình trạng này xảy ra khi các vùng da ở nách, bẹn hoặc cổ trở nên sẫm màu hơn, dày và mịn như nhung. Bệnh gai đen cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da ở khuỷu tay, bàn tay và đầu gối.

Xơ cứng ngón tay

Xơ cứng ngón tay khiến người bệnh đái tháo đường khó cử động ngón tay

Tình trạng này khiến da tay trở nên căng, cứng ngón tay. Da dày và cứng hơn cũng khiến người bệnh đái tháo đường khó cử động ngón tay. Tình trạng này cũng có thể lan tới vùng da dưới bàn chân, bắp tay, đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay.

Mụn nước trên da

Do ảnh hưởng của biến chứng thần kinh đái tháo đường, các vết phồng rộp có thể xuất hiện ở vùng da quanh khuỷu tay, bàn chân hoặc cẳng chân. Các vết phồng rộp này thường không gây đau đớn và có thể tự lành.

Loét da

Lượng đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh, khiến các vết thương lâu lành hơn dẫn tới loét da, đặc biệt là các vết thương ở bàn chân.

Bệnh teo da đái tháo đường

Biến chứng này có thể gây ra các nốt hình tròn hoặc hình oval, màu nâu sáng, có thể có đốm vảy ở vùng cẳng chân. Tình trạng này xảy ra do những thay đổi trong mạch máu.

Xuất hiện các mảng da màu vàng quanh mí mắt

Đây là dấu hiệu cảnh báo lượng chất béo cao trong máu, do bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường không tốt.

Cách chăm sóc da cơ bản cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý kiểm soát bệnh, kiểm soát đường huyết tốt hơn để cải thiện các vấn đề về da. Theo đó, bạn cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ, chú ý tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp người bệnh đái tháo đường chăm  sóc da tốt hơn:

- Giữ da luôn sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là vùng da ở nách, bẹn, kẽ ngón chân…

- Kiểm tra cơ thể hàng ngày để phát hiện sớm các vết thương trên da, từ đó có hướng xử trí sớm.

- Tránh tắm nước quá nóng.

- Dưỡng ẩm cho da phù hợp.

- Chú ý thoa kem chống nắng khi ra ngoài.

- Uống đủ nước.

- Không tự ý nặn hay bóp vỡ các nốt mụn rộp.

- Thêm các thực phẩm như quế, nha đam, các loại quả mọng, cà chua, sả… vào chế độ ăn uống thường ngày.

Một vài biện pháp tự nhiên giúp giảm khô, ngứa da

- Bạn có thể trộn 2 thìa canh mật ong với 1/2 thìa cà phê bột nghệ. Thoa hỗn hợp lên da trong 15 - 20 phút rồi rửa sạch. Mật ong có thể giúp dưỡng ẩm cho da, trong khi đó nghệ sẽ giúp chống nhiễm trùng.

- Bạn có thể thêm yến mạch vào nước tắm để giúp giảm ngứa da.

- Thêm 1/4 cốc baking soda vào nước tắm cũng có thể giúp cải thiện tình trạng nhiễm nấm trên da.

- Pha vài giọt tinh dầu tràm trà (tea tree oil) với kem dưỡng ẩm hoặc với dầu dừa để thoa lên da, giúp giảm ngứa da.

Vi Bùi H+ (Theo Indianexpress)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Hiểu được các lợi ích mà Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử mang lại cho người bệnh đái tháo đường, Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu kết hợp các thảo dược này với Alpha lipoic acid (một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ cải thiện biến chứng thần kinh) trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.

Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:

- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.

- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu