Thạc sỹ Ngô Thị Sáng trong buổi giảng dạy sơ cứu cảm xúc học đường - Ảnh: NVCC
Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và đang là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Các tai nạn thương tích có thể xảy ta mọi lúc mọi nơi như tại nhà, trong trường học, trên đường đến trường...
Nguyên nhân dẫn đến thương tích ở trẻ đầu tiên phải nhắc đến là do sự lơ là và không thận trọng của người lớn. Ngoài ra, các bé thường rất tò mò, hiếu động và nghịch ngợm nhưng lại chưa được trang bị kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
Và một trong các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ đó là té ngã. Trong trường hợp vết thương nhẹ, trẻ từ 5-8 tuổi hoàn toàn có thể tự xử trí vết thương nếu đã được người lớn hướng dẫn. Với trường hợp bị thương nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu mà không nên di chuyển trẻ và cần gọi cấp cứu.
Để giúp độc giả của Tạp chí Sức khỏe+ có thể nhận biết được các trường hợp phải lưu ý khi con bị té ngã và cách hướng dẫn con xử trí vết thương nhẹ khi không có bố mẹ bên cạnh, Thạc sỹ Ngô Thị Sáng, Quản lý chương trình An toàn cho em, Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing đã có những chia sẻ về chủ đề này. Mời quý độc giả cùng lắng nghe!
Bình luận của bạn