Kết hợp Đông - Tây y trong điều trị sỏi mật để mang lại hiệu quả

Tuy nhiên, cần kết hợp Đông - Tây y trong điều trị sỏi mật thế nào để đạt hiệu quả cao?

Mọi điều bạn cần biết về mổ nội soi sỏi mật

Chuyên gia chia sẻ: Bài sỏi mật đừng quên lợi mật

Có nên dùng thảo dược Đông y hỗ trợ điều trị sỏi mật?

Sỏi mật không phải do ứ mật, không gây đau đớn có cần điều trị?

Trong chương trình tư vấn "Kết hợp Đông Tây y trong điều trị sỏi mật" của Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống - Suckhoedoisong.vn phối hợp cùng nhãn hàng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang diễn ra ngày 24/10 vừa qua, Đại tá, Tiến sỹ, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên Trưởng khoa A9 - Viện Y học cổ truyền quân đội đã chia sẻ quan điểm về việc kết hợp Đông y với y học hiện đại trong việc điều trị bệnh sỏi mật:

Xét về nguyên nhân hình thành sỏi mật trong Đông y và Tây y có điểm khác biệt hay tương đồng gì?

Có thể nói, đứng về góc độ y học cổ truyền, tôi thấy ngôn từ trong y học cổ truyền có khác với y học hiện đại, nhưng về bản chất thì không khác nhau. Theo y học hiện đại, nguyên nhân gây hình thành sỏi mật là do ứ trệ đường mật dẫn đến đọng lại thành sỏi. Y học cổ truyền quan niệm sỏi mật là do can khí uất, can chủ về sơ tiết. Khái niệm này rất tương đồng với y học hiện đại.

Đại tá, Tiến sỹ, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân (Ảnh: Suckhoedoisong.vn)

Có thể là sơ tiết ở yếu tố thần kinh chức năng, thần kinh cao cấp. Theo đó, tình trạng căng thẳng, stress trong cuộc sống thường nhật có thể là một nguyên nhân khiến bệnh sỏi mật có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

Nguyên nhân thứ nhất - ứ đọng dịch mật đã có sự trùng hợp. Nguyên nhân gây sỏi mật thứ hai theo y học hiện đại là do nhiễm khuẩn, còn y học cổ truyền gọi là thấp nhiệt, trung tiêu, ứ lâu gây viêm nhiễm. Theo đó, một khi đã có sỏi mật thì dịch mật không thể trong, sạch mà sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn. Dịch mật càng ứ lâu thì vi khuẩn ngày càng tích lũy nhiều lên, dần dần dẫn tới viêm.

Nguyên nhân thứ ba, y học hiện đại cho rằng có vai trò của giun chui lên đường mật, dù hiện nay tình trạng này đã giảm nhiều. Trong Đông y, hiện tượng này gọi là trùng tích. Nguyên nhân thứ tư Tây y cho rằng do tăng rối loạn chuyển hóa cholesterol, còn Đông y cho là đàm thấp khốn tỳ, can (đởm) quan hệ biểu lý can khí hữu dư tiết ra đởm dịch tụ thành tinh.

Với những trường hợp sỏi mật chưa gây triệu chứng thì Đông y có thể giúp ích gì cho người bệnh, có thể giúp họ tránh được nguy cơ cắt túi mật hay không?

Đông y có thể giúp người bệnh chung sống với sỏi mật tốt hơn

Nếu cắt bỏ túi mật, chỉ còn lại lá gan thôi thì việc tiêu hóa sẽ không được tốt. Do đó, nếu sỏi mật chưa gây ra triệu chứng, việc cắt bỏ túi mật là không cần thiết vì một khi đã cắt bỏ rồi nhất định sẽ mang tới những tác hại nhất định, ví dụ như làm tăng nguy cơ tái phát sỏi mật trong gan.

Trong trường hợp này, việc sử dụng một số loại thảo dược sơ can đởm có thể mang lại lợi ích cho người bệnh sỏi mật. Cụ thể, bạn có thể tham khảo dùng các loại thảo dược giúp cho túi mật, cổ túi mật không co thắt quá nhiều; Các loại thảo dược như chỉ xác, uất kim giúp túi mật co bóp đều đặn hơn; Kim tiền thảo giúp giãn cơ vòng Oddi.

Chưa kể tới các loại thảo dược giúp kháng khuẩn, hạ cholesterol máu như nhân trần, hoàng bá, diệp hạ châu… Tất cả các loại thảo dược này có thể giúp làm chậm quá trình phát triển của viên sỏi, giúp bạn chung sống với sỏi mật tốt hơn và trì hoãn trường hợp phải cắt túi mật.


Trong việc điều trị các bệnh đường mật, giữa Tây y và Đông y có điểm điểm tương đồng và khác biệt gì?

Đông y cho rằng nguyên nhân gây sỏi mật có thể là hữu hình, tức là sờ thấy, siêu âm thấy đã hình thành viên sỏi mật. Ngoài ra còn có nguyên nhân gây bệnh vô hình, tức là yếu tố sơ tiết, căng thẳng, stress. Đông y cho rằng không có uất thì không có bệnh, có uất sẽ sinh ra bách bệnh.

Nếu sỏi mới hình thành, còn nhỏ mà đã vội vàng mổ, nội soi… có thể khiến người bệnh cảm thấy quá áp lực, căng thẳng thần kinh mà đâm ra bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, thế mạnh của y học cổ truyền là đi vào gốc vấn đề, tức là sơ tiết, sơ thông ngay từ lúc có sỏi nhỏ, sỏi bùn để lưu thông đường mật.

Một khi đường mật đã thông rồi sẽ không còn tắc, còn đau nữa. Khai thông đường mật còn có lợi ích nữa là làm giảm mật độ vi khuẩn tích tụ, từ đó khiến người bệnh không bị viêm, sốt. Để làm được điều này, y học cổ truyền có những vị thuốc, những loại thảo dược như sài hồ, uất kim… để giải uất.

Uất kim có công dụng khai thông đường mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật

Khi có tình trạng viêm nhiễm trong đường mật, Tây y sẽ dùng kháng sinh, còn y học cổ truyền có các vị thuốc mang tính chất kháng khuẩn như hoàng bá, diệp hạ châu, nhân trần để kháng viêm. Y học cổ truyền cũng có có các vị thuốc tăng co bóp túi mật như uất kim, chỉ xác, giúp giãn cơ như kim tiền thảo. Kết hợp những loại thảo dược này có thể giúp túi mật bên trên tăng co bóp, phía dưới các cơ giãn ra, biết đâu có thể đưa được các viên sỏi nhỏ, sỏi bùn xuống đường tiêu hóa?

Do đó, việc kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh sỏi mật.

Trong trường hợp nào sỏi mật có thể dùng y học cổ truyền để trị sỏi mật?

Quan điểm của Đông y là phải thông suốt từ trên xuống dưới. Đặc biệt với sỏi đường mật thì việc trị sỏi bằng y học cổ truyền có thể mang lại lợi ích khi người bệnh chưa biểu hiện triệu chứng. Khi có các biểu hiện đau, sốt thì bạn sẽ cần điều trị bằng y học hiện đại như dùng thuốc hoặc mổ.

Với các trường hợp sỏi mật chưa gây ra triệu chứng, dùng y học cổ truyền với nguyên tắc thanh nhiệt, giải độc, lợi mật có thể giúp người bệnh sống hòa bình với viên sỏi. Cụ thể, vị thuốc kim tiền thảo có thể giúp bào nhỏ sỏi; Chỉ xác, uất kim giúp hỗ trợ tống sỏi xuống đường tiêu hóa, hạn chế tái phát sỏi sau khi mổ.

Với polyp cholesterol, Đông y sẽ điều trị như thế nào, liệu có thể làm polyp teo nhỏ hoặc mất hẳn không?

Với các trường hợp Tây y chưa có chỉ định mổ, có thể xem xét sử dụng y học cổ truyền vì trong Đông y có những vị thuốc như uất kim (với tinh chất curcumin) có tác dụng làm mềm nhỏ các khối u, polyp lành tính. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra curcumin có tác dụng ức chế các mạch máu tân tạo tới nuôi dưỡng khối u, khối polyp túi mật. Nhờ đó làm chậm sự phát triển polyp túi mật.

Bên cạnh uất kim, các thảo dược như hoàng cầm, diệp hạ châu, nhân trần... có tác dụng kháng viêm, hạ cholesterol máu, ngăn không cho cholesterol bám vào polyp. Thêm vào đó, các thảo dược Đông y có thể giúp tăng cường miễn dịch, giúp tiêu hóa tốt, lợi mật mà không làm tổn thương tới các lợi khuẩn đường ruột. Do đó, có thể nói các thảo dược y học cổ truyền có vai trò nhất định trong việc ức chế sự phát triển của khối u nói chung và polyp túi mật nói riêng. 

Người bệnh sỏi mật cần chú ý gì trong chế độ ăn uống? Có cần kiêng khem hay hạn chế thực phẩm gì không?

Đông y quan niệm rằng, nếu không ăn uống khoa học sẽ dễ sinh bệnh, đặc biệt là tại lục phủ, ngũ tạng. Do đó, người bệnh sỏi mật cần có chế độ ăn uống khoa học, cân đối. Nhìn chung, bạn không nên ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa. Thay vào đó, hãy ăn nhiều chất xơ, rau củ, trái cây…

Ăn nhiều chất xơ, các loại vitamin có thể làm chậm quá trình hấp thu cholesterol, từ đó mang lại lợi ích cho hệ vi khuẩn đường ruột, giúp tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, người bệnh sỏi mật cũng nên tránh chế độ ăn kiêng, giảm cân quá nghiêm ngặt (ví dụ như thường xuyên bỏ bữa, nhịn ăn). Bạn cũng nên chú ý uống đủ nước để thải độc cho gan mật.

Vi Bùi H+ (Ghi)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với thành phần là 8 thảo dược quý giúp hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật, tăng cường chức năng gan.

Sản phẩm thích hợp cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện