Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
6 dấu hiệu thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Cách cải thiện "chuyện ấy" ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
10 cách đơn giản giúp làm sạch phổi cho người hút thuốc
Phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và suy tim sung huyết
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một bệnh lý hô hấp mạn tính đứng hàng thứ 6 trong tất cả các nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới. Trong các bệnh lý về phổi, chi phí về y tế cho COPD chiếm tới 65% và là một trong những căn bệnh "tốn tiền". Ước tính ở Mỹ, chi phí hàng năm cho căn bệnh này lên tới 20,4 tỷ USD.
Là một trong những căn bệnh tốn kém và nguy hiểm hàng đầu thế giới nhưng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lại hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị được khi được khám sàng lọc kịp thời.
GS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
Nếu có các dấu hiệu và nguy cơ mắc bệnh COPD, bạn nên đi khám bác sỹ để được chẩn đoán sớm. Có ba phương pháp đang được sử dụng để chẩn đoán bệnh COPD hiện nay mà bạn có thể được chỉ định là:
Đo chức năng thông khí bằng máy đo phế dung kế: Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh tật của COPD.
X-quang phổi: Bệnh nhân COPD giai đoạn sớm hoặc không có giãn phế nang có ảnh X-quang bình thường. Giai đoạn muộn và điển hình có hình ảnh X-quang khí phế thũng và sáng hơn bình thường. X-quang phổi giúp phân loại COPD với các bệnh phổi khác có cùng triệu chứng như u phổi, giãn phế quản, lao phổi...
Điện tâm đồ: Dựa vào những thay đổi của tim, các bác sỹ hoàn toàn có thể xác nhận bệnh nhân có mắc COPD hay không. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu tăng huyết áp động mạch phổi và dày tim phải, bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn của COPD.
Nếu bạn bị kết luận mắc bệnh COPD thì bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ. Theo Giáo sư Ngô Quý Châu, một số loại thuốc tại Việt Nam như Atroven, Spiriva Respimat, Ventolin Asthalin, Salbutamol, Onbrez, Berodual, Combivent, Symbicort, Seretide, Seroflo, Esiflo đều là những thuốc đang được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân COPD. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc phù hợp.
Theo GS.TS Châu, bệnh nhân nên trang bị cho mình các loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài như Onbrez, Spiriva Respimat dạng xịt, mang lại hiệu quả cao hơn và ít tác dụng phụ hơn. Các loại thuốc còn lại có tác dụng ngắn chỉ nên được sử dụng khi có dấu hiệu lên cơn COPD cấp, khó thở cấp. Bệnh nhân nên tránh xa các yếu tố gây bệnh như hút thuốc lá, thuốc lào, sống trong môi trường ô nhiễm... đồng thời, sử dụng thực phẩm chức năng để bảo vệ đường hô hấp, ngăn ngừa cơn COPD cấp tái phát.
Để đăng ký khám, liên hệ: Văn phòng dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Điện thoại: 04. 3629 1207; Di động: 0972 463 203 (liên hệ trong giờ hành chính).
Email: [email protected]
Bình luận của bạn