Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của các cặp đôi
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Khỏe rồi mới cưới!
Giới trẻ sợ khám sức khỏe trước hôn nhân
Độ tuổi 20 cần khám sức khỏe định kỳ những gì?
Khám sức khỏe định kỳ: Việc hôm nay chớ để ngày mai
Giới trẻ đang bỏ quên
Hiện nay, nhiều bạn trẻ vẫn thờ ơ việc khám sức khỏe trước hôn nhân. Hầu hết trong số họ vẫn giữ quan niệm “cưới vì yêu” mà ít người có ý thức tìm hiểu về sức khỏe sinh sản của bạn đời. Thông thường, trước khi kết hôn nhiều người hay chú trọng tìm hiểu gia đình, đạo đức, trình độ, tính cách… của bạn đời mà ít khi nhìn thẳng vào vấn đề thực tế có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hôn nhân là sức khỏe.
Không ít người cho rằng, khám sức khỏe tiền hôn nhân là cách “kiểm tra” nhau để quyết định có tổ chức cưới hay không. Một số khác lại cảm thấy tự ái vì sức khỏe của mình bị nghi ngờ hoặc có người lại cảm thấy lo sợ, ngại ngần. Đối với các bạn nữ chưa từng đi khám phụ khoa thì để vượt qua rào cản tâm lý quả là một điều rất khó khăn. Đặc biệt, đối với những bạn có bí mật thầm kín thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể phơi bày chuyện sâu kín đó. Đây cũng là lý do khiến các bạn nữ e ngại khi tiếp cận dịch vụ cần thiết này.
Tại sao nên kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân?
Khám tiền hôn nhân giúp các cặp đôi bước vào cuộc sống vợ chồng một cách tự tin
Khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của những cặp đôi sắp kết hôn. Khi kiểm tra sức khỏe, các cặp vợ chồng tương lai sẽ được làm xét nghiệm kiểm tra bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm để giúp ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho vợ/chồng và con cái.
Những lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân mang lại như:
- Được tư vấn để có đời sống tình dục lành mạnh, hạnh phúc. Điều này rất cần thiết với hạnh phúc hôn nhân, đặc biệt với các cặp đôi chưa có kinh nghiệm.
- Phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý mắc phải, nhất là các bệnh lý ảnh hưởng đến đời sống tình dục, mang thai và sinh con.
- Dự phòng bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho con sau này.
- Giúp vợ chồng chủ động kiểm soát thời điểm mang thai và có con, đồng thời có kiến thức đầy đủ để mang thai, sinh con khỏe mạnh.
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm một số hạng mục, thuộc 2 nhóm: Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản.
Khám sức khỏe tổng quát
- Kiểm tra sức khỏe chung: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng... Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thường là: Kiểm tra đường huyết, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực phẳng, Điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận...
- Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: Đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích...
- Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm...
- Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: Cao huyết áp, tim mạch...
- Bệnh truyền nhiễm: Bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy,...
Khám sức khỏe sinh sản
Phụ nữ cần siêu âm tử cung, phần phụ phát hiện các bất thường giải phẫu có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Xét nghiệm nội tiết tố nữ đánh giá chức năng sinh sản. Các xét nghiệm chuyên sâu khác khi bác sỹ nghi ngờ bất thường ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như hội chứng antiphospholipid, gene huyết khối...
Nam giới làm xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá chức năng sinh sản nam giới. Xét nghiệm hormone sinh dục nam và xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng.
Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất để chuẩn hai cặp đôi chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh hoặc thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khi có bất thường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bình luận của bạn