Khát nước, đi vệ sinh thường xuyên, dấu hiệu của bệnh đái tháo đường?

Khát nước cũng được xem là một trong những triệu chứng của căn bệnh đái tháo đường

Ngày Đái tháo đường Thế Giới: Bệnh nhân ngày càng "trẻ hóa"

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì và có nguy hiểm không?

Đái tháo đường kèm rối loạn lipid máu, đau đầu uống thuốc gì?

Cách giúp người đái tháo đường có giấc ngủ ngon

Bạn thường cảm thấy mệt mỏi sau một thời gian dài làm việc liên tục, mắt mờ nhòe khi nhìn máy tính quá lâu. Bạn cũng có thể giảm cân do căng thẳng. Đôi khi, bạn còn chẳng quan tâm lắm lúc cơ thể phát ra tín hiệu như hoạt động hàng ngày là khát nước, hoặc buồn vệ sinh liên tục. Theo các chuyên gia, đây cũng có khả năng là những dấu hiệu cảnh báo cho bệnh đái tháo đường (tiểu đường) type 2.

Giáo sư Seow Cherng Jye, một chuyên gia tư vấn cấp cao tại Khoa Nội tiết của Bệnh viện Tan Tock Seng cho biết: "Mất nước, đi tiểu nhiều không chỉ dẫn đến mệt mỏi mà còn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường Loại 2 cũng bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, góp phần gây ra sự mệt mỏi." Theo ông, cơ thể luôn đưa ra rất nhiều dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh tật mà bạn cần chú ý. Bệnh tiểu đường cũng như vậy, liên tục khát nước và đi tiểu quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu   

Những dấu hiệu nhận biết của cơ thể mắc bệnh tiểu đường loại 2

Khát nước và đi tiểu quá nhiều: Khi có lượng đường cao trong máu, thận phải “làm thêm giờ” để lọc, do đó việc đào thải nước tiểu diễn ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, lượng đường dư thừa cũng sẽ loại bỏ các chất lỏng khác, khiến bạn mất nước. Để bù đắp, cơ thể bạn ra tín hiệu khát nước để thúc giục bạn bù nước.

Mệt mỏi: Khi không có đủ insulin hoặc insulin không hiệu quả, lượng đường trong máu không thể đi vào tế bào và được sử dụng năng lượng. Cũng chính vì thế, cơ thể bạn luôn mệt mỏi.

Giảm cân: Vì cơ thể của một bệnh nhân tiểu đường không thể sử dụng lượng đường trong máu để tạo ra năng lượng, thay vào đó, chuyển sang các nguồn “nhiên liệu” khác: Chất béo và cơ bắp. Cùng với việc mất lượng đường trong máu dư thừa trong nước tiểu, việc tiêu hao chất béo và cơ bắp, cũng dẫn đến giảm cân và calo.

Nhìn mờ: Lượng đường trong máu cao gây độc cho nhiều cơ quan, bao gồm cả võng mạc, bằng cách làm hỏng các mạch máu. Khi điều này xảy ra, các mạch máu bị sưng và rò rỉ có thể gây mờ mắt hoặc thậm chí ngăn chặn lưu lượng máu đến võng mạc. Tiến sĩ Seow cho biết thêm "Bệnh tiểu đường cũng có thể liên quan đến đục thủy tinh thể, tất cả đều có thể gây mờ mắt."

Lở loét chậm lành hoặc nhiễm trùng thường xuyên: Môi trường lượng đường trong máu cao là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể và tạo ra các “kịch bản” có lợi cho nhiễm trùng.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường thường lưu thông máu kém, khiến máu khó khăn hơn trong việc "sửa chữa, tiếp cận các khu vực của cơ thể bị ảnh hưởng bởi vết thương", tiến sĩ Seow nói. "Những vết thương chưa lành có nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn cao hơn".

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường loại 2 và xử lý sớm

"Trước khi phát triển bệnh sang tiểu đường Loại 2, hầu hết người bệnh đều trải qua giai đoạn tiền tiểu đường. Đây là khi mức đường huyết của họ cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường" Tiến sĩ Goh Su Yen, một chuyên gia tư vấn cấp cao tại Khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa Singapore cho biết.

 
Theo: HealthClub

Theo: HealthClub

Trong tiền tiểu đường, các triệu chứng giống như bệnh tiểu đường Type 2 nhưng "nhẹ hơn". Trên thực tế, các triệu chứng hơi khó nhận biết, vì các dấu hiệu nó hoàn toàn giống với hoạt động sinh lý ở người bình thường.

Đây là lý do tại sao phải xem xét các triệu chứng "một cách nghiêm túc" và "tìm kiếm lời khuyên và điều trị sớm và thích hợp nhất. Đừng bao giờ cho rằng đó là một cái gì đó nhẹ nhàng hoặc bình thường.", Bác sĩ Leong Choon Kit, bác sĩ gia đình tại Phòng khám Mission Medical nói. 

Có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ giai đoạn tiền tiểu đường

Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân không được chẩn đoán sớm lên đến 63% trên tổng 3,5 triệu người mắc đái tháo đường. Chẩn đoán muộn luôn gây ra những khó khăn lớn trong điều trị bệnh nhân. Bác sĩ Leong cho biết: "Ở Singapore, hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán muộn. Hầu hết trong số họ có các dạng tổn thương nhẹ ở mắt hoặc thận nhưng theo thời gian, bệnh sẽ xấu đi nhanh chóng. Những người tổn thương vừa phải thường đi kèm với huyết áp cao và cholesterol cao”. Vì vậy, chúng ta cần khắc phục ngay từ khi bệnh mới là tiền tiểu đường.

Khi được phát hiện và chẩn đoán sớm, bạn vẫn có thể giảm lượng đường trong máu xuống mức bình thường với những thay đổi lối sống lành mạnh cùng cách thức điều trị hợp lý.

 

Nguyễn Huyền
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe