Khô miệng khi mang thai có nguy hiểm?

Phụ nữ mang thai bị khô miệng có nguy hiểm cho thai nhi?

Bà bầu ăn bông cải xanh có tốt không?

Bà bầu ăn măng tây có tốt không?

Bà bầu có nên ăn nhiều bưởi?

Bà bầu thiếu vitamin D, nguy cơ con sinh ra bị tâm thần phân liệt

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị khô miệng 

Mất nước

Nhu cầu cơ thể phụ nữ mang thai cần nhiều nước hơn bình thường để cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển. Sự thật là ngay cả khi bà bầu đã uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhưng vẫn có khả năng bị mất nước, do ra nhiều mồ hôi, nôn ói, tiêu chảy... 

Mất nước là tình trạng cơ thể mất đi lượng nước nhiều hơn so với lượng nước được nạp vào. Điều này đặc biệt nguy hiểm, bởi nó không chỉ gây khô miệng, mà còn tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Dấu hiệu khác của mất nước bao gồm:

- Khát nước, có thể thấy khát rất nhiều

- Da khô nóng

- Nước tiểu màu vàng sẫm

- Mệt mỏi, chóng mặt, đau dầu

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, xảy ra trong quá trình mang thai và giảm dần sau khi sinh. Chuyên gia cho rằng khi bà bầu bị đái tháo đường, quá trình bài tiết nước bọt suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây nên tình trạng khô miệng.

Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin khiến bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ

Ngoài ra, khi mắc đái tháo đường thai kỳ, bà bầu có thêm các triệu chứng như:

- Luôn cảm thấy khát nước

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

- Cần đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Bệnh tưa miệng

Bệnh lý này là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Loại nấm này tồn tại trên cơ thể người với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch cơ thể hoạt động không tốt, nấm sẽ phát triển mạnh mẽ hơn dẫn đến tưa miệng. Bệnh này có đặc điểm là gây cảm giác khô kéo dài trong khoang miệng, ngoài ra:

- Có tổn thương màu trắng kem trên lưỡi và má, có thể chảy máu nếu bị cọ xát

- Đỏ, đau nhức trong miệng gây khó khăn khi nhai hoặc nuốt

- Có thể mất vị giác

Các vấn đề về giấc ngủ

Nội tiết tố thay đổi cũng có thể khiến cổ họng và đường khí thở ở mũi bị thu hẹp, gây ra các vấn đề về hô hấp, bao gồm ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Ngủ ngáy đặc biệt phổ biến nếu mẹ bầu bị thừa cân, hút thuốc hoặc mắc các bệnh như amidan mở rộng (phì đại). Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ khiến bà bầu thở bằng miệng khi ngủ, khó tiết nước bọt và làm khô miệng. Ngưng thở khi ngủ có thể đặc biệt nghiêm trọng, nếu bà bầu cảm thấy mình mệt mỏi trong suốt cả ngày thì nên đi khám.

Cách khắc phục tình trạng khô miệng khi mang thai

Một số biện pháp khắc phục chứng khô miệng an toàn tại nhà như:

- Nhai kẹo cao su, kẹo cứng không đường: Điều này kích thích miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn.

- Uống nhiều nước: Điều này giúp cơ thể có đủ nước và giảm triệu chứng khô miệng. Bà bầu có thể uống kết hợp uống nước trái cây ít đường để tăng thêm hương vị. 

- Ngậm đá bào: Điều này không chỉ cung cấp thêm chất lỏng cho cơ thể, làm ẩm miệng mà còn giúp giảm buồn nôn khi mang thai.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm: Điều này đặc biệt hữu ích nếu mẹ bầu thường khó chịu vì bị khô miệng sau khi thức dậy.

- Chăm sóc sức khỏe răng miệng: Chải răng và dùng chỉ nha khoa để giúp vệ sinh răng miệng tốt nhất, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.

- Sử dụng nước súc miệng dành riêng cho khô miệng: Bạn có thể tìm mua ở hiệu thuốc.

- Tránh cà phê.

Khi nào nên gặp bác sỹ?

Nếu các biện khắc phục tại nhà không giúp giảm khô miệng, bạn nên đến gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân. Hướng điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể bao gồm thay đổi các loại thuốc khiến tình trạng khô miệng tồi tệ hơn; đeo khay fluor vào ban đêm giúp bảo vệ răng; điều trị chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ; điều trị tưa miệng bằng thuốc chống nấm hoặc thiết lập kế hoạch quản lý bệnh đái tháo đường thai kỳ, bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc (nếu cần)…

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ