Bà bầu ăn bông cải xanh có tốt không?

Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp cả bà bầu và thai nhi khỏe mạnh

Bà bầu ăn măng tây có tốt không?

Bà bầu ăn lê có tốt không?

Bà bầu ăn chuối có tốt không?

Bà bầu thiếu vitamin D, nguy cơ con sinh ra bị tâm thần phân liệt

Lợi ích của việc ăn bông cải xanh cho mẹ bầu

Hạn chế táo bón

Táo bón là vấn đề sức khỏe phổ biến trong thai kỳ. Bởi thông thường, phụ nữ mang thai sẽ gia tăng hormone progesterone gây ra sự thư giãn của cơ bắp, bao gồm cả ruột điều này khiến quá trình tiêu hóa chậm hơn. Bên cạnh đó, nhiều bà bầu lựa chọn viên uống bổ sung calci và sắt để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng việc nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này cũng sẽ gây ra tình trạng táo bón.

Theo đó, bông cải xanh chứa cả chất xơ hòa tan, không hòa tan và chất chống oxy hóa giúp giữ nước, điều hòa nhu động ruột, tăng cường vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Khi có thai, lượng sắt cần thiết cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi. Nếu không cung cấp đủ sẽ gây ra sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng hồng cầu. Khi hồng cầu không thể vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể, mẹ bầu sẽ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả thai nhi.

Theo đó, bông cải xanh là nguồn cung cấp sắt vô cùng dồi dào. Bên cạnh sắt, hàm lượng đồng vốn có trong bông cải xanh cũng là yếu tố thiết yếu trong quá trình sản sinh ra tế bào hồng cầu.

Bông cải xanh rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa

Ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ

Theo thống kê, cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc đái tháo đường thai kỳ. bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai, bao gồm tăng huyết áp, sinh non, nhiễm khuẩn niệu, đa ối…

Nghiên cứu cho thấy bông cải xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào nên giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, ngăn ngừa đái tháo đường.

Tăng cường hệ miễn dịch

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường nên rất dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh, đặc biệt là cảm cúm, cảm lạnh.

Theo đó các thành phần vitamin C, beta-carotene (tiền vitamin A) và selen dồi dào trong bông cải xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả.

Tăng cường sức khỏe xương

Thành phần của bông cải xanh có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, bao gồm calci, phốt pho, kẽm… rất cần thiết để tăng cường sức khỏe xương cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Thậm chí, có nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong bông cải xanh có thể ngăn ngừa viêm xương khớp.

Bảo vệ làn da

Trong bông cải xanh rất giàu các loại vitamin A, E, B và K. Bà bầu bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn uống thường xuyên giúp cho làn da tươi tắn, khỏe mạnh, chống lại tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời hiệu quả.

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Ngoài các vitamin và khoáng chất thiết yếu, bông cải xanh đặc biệt rất giàu vitamin B9 (folate) – chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ và tủy sống của thai nhi.

Do đó, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu folate như bông cải xanh giúp giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Bà bầu nên ăn bông cải xanh như thế nào?

Bông cải xanh được chế biến đa dạng, thậm chí có thể ăn sống khi là nguyên liệu trong các món salad. Nhưng mẹ bầu cần chú ý tới yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn bông cải xanh đã bị nấm mốc. Đồng thời cũng không nên nấu quá chín sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bà bầu ăn bông cải xanh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

- Một số người có thể bị dị ứng phát ban khi chạm vào bông cải xanh.

- Đau dạ dày khi ăn nhiều chất xơ.

- Bông cải xanh chứa hàm lượng purin, có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh gout nếu ăn thường xuyên.

Do đó, liều lượng tiêu thụ bông cải xanh an toàn đối với phụ nữ mang thai là khoảng 192-320gr mỗi ngày. Thế nhưng, mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tiêu thụ loại thực phẩm này, nhất là khi có tiền sử dị ứng với rau họ cải.

Nhìn chung, bông cải xanh là một loại rau giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho bà bầu theo nhiều cách. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ để có được một nền tảng sức khỏe toàn diện sẽ cần kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ