Khủng hoảng khí đốt: Mùa Đông đen tối cho những cánh rừng ở châu Âu

Lo ngại về viễn cảnh thiếu hụt năng lượng cho mùa Đông tới, nhiều người tìm đến gỗ

Vì sao dẫn đến cuộc khủng hoảng sữa bột trẻ em ở Mỹ?

Điều gì đằng sau cơn khủng hoảng COVID-19 ở Triều Tiên?

Indonesia đối mặt với khủng hoảng thiếu oxy như Ấn Độ do biến chủng Delta

Đằng sau thảm họa COVID-19 ở Ấn Độ

Xung đột vũ trang tại Ukraine không chỉ ảnh hưởng tới 2 nước Ukraine-Nga mà còn làm chao đảo toàn thế giới. Các nước đang phát triển tại châu Á, châu Phi, Mỹ Latin đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đứt gãy chuỗi cung ứng, giá năng lượng, thực phẩm và phân bón đều tăng vọt. Châu Âu bị giáng đòn nặng nề bởi lâu nay, châu lục này phụ thuộc khá nhiều vào khí đốt và dầu của Nga.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo (chiếm 45% năng lượng của khối vào cuối thập kỷ), tiến tới giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Hiện châu Âu là thị trường tiêu thụ dầu thô của Nga lớn nhất, với hơn 138 triệu tấn dầu thô vào năm 2020.

Gỗ là lựa chọn giúp nhiều người giữ ấm trong mùa Đông sắp tới

Gỗ là lựa chọn giúp nhiều người giữ ấm trong mùa Đông sắp tới

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng kéo theo lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng cao. Đối với nhiều người châu Âu, mối lo lớn nhất giờ đây chính là bằng cách nào để có thể giữ ấm trong những tháng mùa Đông.

Trước cơn khát năng lượng, các nước châu Âu đã phải tạm gác lại kế hoạch sử dụng năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia đã vận hành lại các nhà máy điện cũ sử dụng than đá – nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong số các nguyên liệu hóa thạch.

Một số nước còn nới lỏng quy định khai thác gỗ, cho phép người dân dùng gỗ và củi để giữ ấm trong mùa Đông sắp tới. Các tổ chức phi quốc gia và nhà khoa học tỏ ra lo ngại trước động thái này. Đốt nhiên liệu từ củi và gỗ không chỉ tàn phá rừng mà còn làm gia tăng nạn phá rừng.

Các nhà khoa học lo ngại nạn phá rừng do khủng hoảng khí đốt

Các nhà khoa học lo ngại nạn phá rừng do khủng hoảng khí đốt

Katalin Rodics – người tham gia chiến dịch của Greenpeace Hungary cho hay: "Khai thác gỗ trong những khu rừng thuộc diện bảo tồn để đảm bảo an ninh năng lượng là ý tưởng điên rồ và tiêu cực". Bà cho hay, những cánh rừng ở Hungary đã bị tàn phá trong mùa Hè nóng bất thường vừa qua.

Chặt phá rừng chưa có dấu hiệu tăng ở Thụy Điển và Phần Lan. Tuy nhiên, vấn đề đã nhen nhóm tại các nước Trung và Đông Âu. Ở Romania, nơi hơn một nửa dân số vốn đã dùng gỗ để sưởi ấm, chính phủ đã giới hạn giá củi để giảm chi phí năng lượng. Biện pháp này được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cảnh báo là có thể dẫn tới khai thác gỗ bất hợp pháp.

Một số nguồn tin địa phương tại Slovakia đã ghi nhận tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp gia tăng, cùng với đó là nạn trộm gỗ. Tại Ba Lan, rất nhiều người dân đang bận rộn tích trữ gỗ cho mùa Đông trước nguy cơ khan hiếm than đá. Chính trị gia hàng đầu nước này, ông Jarosław Kaczyński, thậm chí còn khuyến khích người dân "đốt bất cứ thứ gì, dĩ nhiên là ngoại trừ lốp xe và những vật dụng có hại" để giữ ấm.

Chính quyền một số quốc gia khác còn đang lưỡng lự về quyết định "thả lỏng" khai thác gỗ. Họ đều nhận thấy rằng trong bối cảnh này, sử dụng gỗ có thể sẽ cần thiết và mang nhiều lợi ích.

Củi và viên nén cho bếp sưởi là những nguồn năng lượng rẻ hơn để sưởi ấm cho mùa Đông sắp tới

Củi và viên nén cho bếp sưởi là những nguồn năng lượng rẻ hơn để sưởi ấm cho mùa Đông sắp tới

Ngành công nghiệp lại cho rằng, nỗi lo của các nhà khoa học là không có căn cứ. Họ cho rằng, viên nén cho bếp sưởi (còn gọi là pellet) được sản xuất từ nguyên liệu thừa sau xử lý gỗ. Vì thế, chúng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của rừng.

Martin Pigeon – một nhà hoạt động bảo vệ khí hậu của tổ chức phi chính phủ bảo vệ rừng Fern dự đoán, châu Âu sẽ đốt một lượng gỗ đáng kể trong năm nay – có thể là một kỷ lục mới với lục địa già. Những khu rừng sẽ trải qua một mùa Đông "rất tăm tối". Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, cuộc khủng hoảng năng lượng này không phải "cú sốc nhất thời", và mùa đông năm 2023 có thể sẽ tồi tệ hơn.

Khai thác gỗ là biện pháp "khó tránh khỏi" cho tới khi các nhà nước thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm tiêu thụ năng lượng nói chung, ví dụ như thiết kế hệ thống máy nước nóng và cách nhiệt nhà ở tốt hơn. Đặc biệt, việc trả tiền cho các công ty sản xuất điện từ nhiên liệu sinh khối (như gỗ) nên được hạn chế, bởi theo Martin Pigeon, ngành công nghiệp này có thể khiến gỗ bị khai thác nhiều hơn.

Năm nay, châu Âu đã có mùa Hè nắng nóng kỷ lục. Trên toàn Liên minh châu Âu, các trận cháy rừng mùa Hè đã thiêu rụi tổng diện tích lớn hơn gấp đôi so với mức trung bình trong 15 năm trước. Các thảm họa tự nhiên sẽ xảy ra ngày càng thường xuyên và gây hậu quả nặng nề hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

 
Quỳnh Trang (Theo Politico)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn