Có nhiều tác nhân khiến người bệnh hen lên cơn thường xuyên
Cảnh giác cơn hen khi lạnh về
Cảnh giác cơn hen khi lạnh về
Thiếu vitamin D khiến trẻ dễ bị hen suyễn
Mẹ bầu chăm chỉ phơi nắng giúp hạn chế hen suyễn cho con
Chỉ dùng thuốc khi lên cơ hen
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Wayne Samuelson – Một chuyên gia về bệnh hen suyễn tại Đại học Utah ở thành phố Salt Lake, Hoa Kỳ: “Nhiều người bị hen có xu hướng ngừng uống thuốc khi họ cảm thấy hơn, tuy nhiên đây là lý do khiến bệnh hen của họ tái đi tái lại. Thuốc ngừa cơn hen phải được dùng hàng ngày kể cả khi không còn triệu chứng và ít nhất là 3 đến 6 tháng.”
Không quan tâm tới thời tiết
Đối với một số người bị bệnh hen thì thời tiết thay đổi là một trong những yếu tố kích hoạt cơn hen. Vì vậy, hãy theo dõi thời tiết thường xuyên để chuẩn bị trang phục hợp lý khi đi ra ngoài. Nếu bạn phải đi ra ngoài khi trời lạnh, hãy mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn và mang khẩu trang sẽ giúp tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu. Khi về nhà, rửa sạch mặt, chân tay và súc miệng. Dùng máy làm ẩm không khí để cho không khí phòng không bị khô.
Thời tiết thay đổi là nỗi ám ảnh của bệnh nhân hen
Mở cửa sổ khi lái xe
Mọi người khi lái xe đều muốn mở cửa sổ trong một ngày đẹp trời để tận hưởng bầu không khí thoáng mát, nhưng bạn có thể không lường trước được rằng các loại phấn hoa, bụi có thể bay vào trong ô tô và gây phiền toái cho bạn. Bạn cũng cần cẩn thận khi đỗ xe dưới tán cây bởi quần áo của bạn sẽ phủ đầy phấn hoa.
Mở cửa sổ khi lái xe sẽ sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân kích thích cơn hen phế quản có điều kiện xâm nhập vào bên trong ô tô của bạn. Ngoài ra, nếu lái xe với cửa sổ mở trong mùa Đông lạnh cóng, không khí lạnh cũng có thể gây co thắt khí quản và làm nặng thêm cơn hen.
Trong nhà có gián
Phân gián, vụn cánh gián hay nước bọt khô của gián cũng có thể trở thành tác nhân gây ra hen suyễn ngay trong nhà bạn hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn. Nếu bạn bị bệnh hen, hãy hạn chế tác nhân này bằng cách không để thức ăn trong nhà, vệ sinh phòng ở nhà cửa sạch sẽ, diệt gián bằng thuốc an toàn.
Phân gián, cánh gián có thể khiến bệnh hen suyễn của bạn nặng hơn
Lựa chọn sai chất tẩy rửa
Bất cứ loại chất tẩy rửa nào có mùi quá hắc, hay mùi thơm quá nồng hoặc thuốc xịt chứa hóa chất đều có thể trở thành tác nhân gây kích ứng đường hô hấp và dẫn tới viêm, ho và khó thở. Vì vậy, những bệnh nhân đang mắc hen phế quản nên thay thế các loại chất tẩy rửa tổng hợp bằng các sử dụng hỗn hợp giấm trắng hòa với nước để thay thế. Hỗn hợp này vừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và là sự thay thế phù hợp cho các loại hóa chất tẩy rửa.
Chất tẩy rửa có thể là tác nhân gây bùng phát cơn hen
Vệ sinh nhà cửa không sạch sẽ
Bụi bặm, vi sinh vật trong không khí là tác nhân khiến người bệnh lên cơn hen. Chúng tồn tại trong các vật dụng rất gần gũi với mọi người như trong áo quần, chăn màn, thảm, bàn ghế… khiến người bệnh dễ dàng hít vào đường thở và gây bệnh.
Để loại bỏ bớt tác nhân này, bạn nên giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng, chăm giặt ga trải giường, chăn màn. Không để thú nhồi bông trên giường và thường xuyên phải giặt chúng trong nước ấm.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ là cách đơn giản để phòng bệnh hen
Bạn đang nuôi thú cưng
Lông của một số loại thú cưng như chó, mèo là một trong số những dị nguyên thường gặp gây đợt kịch của bệnh hen suyễn. Vì vậy để giảm cơn hen tái phát bạn nên tắm cho thú cưng thường xuyên và rửa tay sau khi chơi đùa với thú cưng. Nếu bạn dị ứng nghiêm trọng với lông các loại thú cưng thì hãy xem xét đến việc có nên tiếp tục nuôi thú cưng hay không?
Nếu có bệnh hen, lông chó mèo có thể là tác nhân khởi phát cơn hen
Sử dụng thuốc dự phòng hen sai cách
Thuốc xịt dự phòng hen phải xịt đúng cách để thuốc đến được phế quản, khí quản. Tuy nhiên, thực tế nhiều bệnh nhân chỉ há mồm, xịt thuốc vào... má.
Khi xịt thuốc bệnh nhân phải thở ra hết, ngậm miệng xung quanh ống xịt, bắt đầu hít vào thì phun thuốc. Nhưng nhiều người lại bấm chậm, hít vào gần hết mới bấm, hoặc khi thở ra mới bấm làm giảm lượng thuốc hít vào. Thậm chí nhiều người còn quên cả việc trước khi xịt phải lắc đều lọ thuốc. Việc dùng thuốc xịt không đúng cách vừa giảm tác dụng điều trị vừa có nguy cơ gây viêm họng, nấm họng...
Sử dụng thuốc xịt dự phòng hen sai cách khiến bệnh hen tái phát
Bên cạnh đó, những thuốc dưới dạng viên nang có bột hít ở bên trong. Theo hướng dẫn, người bệnh cho thuốc vào dụng cụ sẽ xuyên thủng vỏ nang và hít bột thuốc qua dụng cụ để bột thuốc đi vào phổi. Thế nhưng, thực tế có người thấy việc hít thuốc phức tạp quá nên uống luôn cả viên nang.
Bạn không được tiêm phòng cúm
Nhiễm cúm có thể gây khiến bạn lên cơn hen và làm xấu đi của các triệu chứng hen suyễn. Trong thực tế, người lớn và trẻ em mắc hen suyễn có nhiều khả năng phát triển thành bệnh viêm phổi sau khi bị cúm hơn những người không có bệnh suyễn. Vì vậy để phòng bệnh hen suyễn, cứ sáu tháng hoặc 1 năm nên tiêm lại một liều vaccine cúm để bảo vệ.
Bình luận của bạn