Thai ngôi mông: Mẹ phải làm gì để sinh con an toàn?

Thai ngôi mông có nguy hiểm không?

Xoay ngôi thai ngược: Mẹ có thể làm được để sinh thường tự nhiên!

Sinh thường và sinh mổ: So sánh lợi ích, tác hại giúp mẹ thêm vững tin

Mẹ bầu nào buộc phải sinh mổ?

Tại sao tập yoga giúp mẹ bầu giảm đau và dễ sinh hơn?

Nguyên nhân nào khiến thai ngôi mông?

Theo Healthline, có khoảng 3 – 4% các ca sinh là thai ngôi mông. Có 3 loại thai ngôi mông: Ngôi mông, ngôi mông hoàn toàn và ngôi mông không hoàn toàn (kiểu bàn chân).

3 kiểu thai ngôi mông phổ biến

Trong các kiểu này, mông và chân của thai nhi hướng về phía đáy tử cung, thay vì đầu. Các bác sỹ không thể nói chính xác lý do vì sao lại xảy ra thai ngôi mông, nhưng theo Hiệp hội mang thai Mỹ, có nhiều lý do khiến một thai nhi nằm “sai” tư thế trong tử cung của mẹ, gồm:

- Người mẹ đã từng mang thai ngược;

- Người mẹ mang đa thai;

- Người mẹ đã từng sinh non trước đó;

- Tử cung có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, có thể làm em bé có thêm khoảng trống để di chuyển hoặc không đủ chất lỏng để di chuyển trong tử cung.

- Tử cung của người mẹ có hình dạng bất thường hoặc có biến chứng, chẳng hạn như u xơ tử cung…

- Người mẹ bị nhau tiền đạo.

Lúc nào thì biết thai ngôi mông?

Thông thường, bạn sẽ biết thai ngôi ngược ở tuần thứ 35, 36 của thai kỳ. Trong thai kỳ bình thường, thai nhi thường quay đầu xuống vào vị trí thuận lợi chuẩn bị cho việc sinh nở. Nhiều thai nhi đã quay đầu xuống trước 35 tuần. Sau thời gian này, em bé lớn hơn và sẽ khó khăn hơn trong việc quay đầu vào đúng vị trí thuận – thai ngôi thuận.

Bác sỹ có thể xác định thai ngôi thuận hay thai ngôi ngược dựa vào hình ảnh trên siêu âm hoặc dùng tay kiểm tra bụng bầu của bạn.

Thai ngôi mông có nguy hiểm không?

Nhìn chung, thai ngôi mông không gây nguy hiểm cho đến khi bé được sinh ra. Với thai ngôi mông, nếu sinh thường sẽ có nguy cơ cao em bé bị kẹt và thiếu oxy nếu dây rốn bị cắt đứt.

Vậy phương pháp sinh an toàn nhất với thai ngôi mông là gì?

Trước đây, trước khi sinh mổ được phổ biến, các bác sỹ và nữ hộ sinh đã được dạy làm thế nào để xử lý một ca sinh ngược. Tuy nhiên, vẫn có biến chứng xảy ra với thai ngôi mông nếu sinh qua ngả âm đạo.

Một nghiên cứu năm 2000 được thực hiện trên 2.000 phụ nữ tại 26 quốc gia cho thấy, với những thai ngôi ngược, thai ngôi mông, sinh mổ an toàn hơn sinh thường. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và các biến chứng thấp hơn đáng kể nếu sinh mổ. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng cho mẹ ở cả hai nhóm sinh thường và sinh mổ là như nhau. Sinh mổ (mổ bắt thai) là một phẫu thuật lớn, có thể để lại biến chứng cho mẹ.

Tạp chí British Journal of Obstetrics and Gynecology đăng tải một nghiên cứu cho thấy, nếu một người phụ nữ mang thai ngôi mông, cô vẫn có cơ hội sinh thường an toàn với bác sỹ có kinh nghiệm. Nhưng nhìn chung, hầu hết các bác sỹ đều khuyên nên chọn phương pháp sinh an toàn nhất có thể, đó là sinh mổ.

Có thể thay đổi thai ngôi mông sang thai ngôi đầu được không?

Vẫn có cách để giúp em bé xoay về vị trí thuận. Bạn có thể thử những phương pháp an toàn dưới đây, nhưng hãy nhớ tỷ lệ thành công phụ thuộc vào lý do thai nằm ngược.

Nhờ bác sỹ

Bác sỹ sẽ cố gắng xoay chuyển thai nhi vào đúng vị trí bằng cách dùng bàn tay của mình ấn qua bụng của bạn. Theo trường Sản phụ khoa Mỹ, hầu hết các bác sỹ sẽ đề nghị xoay thai nhi vào giữa tuần thứ 36 và 38 của thai kỳ. Thủ thuật này thường được thực hiện ở bệnh viện. Nó đòi hỏi hai người cùng thực hiện và thai nhi sẽ được theo dõi các chỉ số trong suốt quá trình nhằm kịp thời phát hiện biến chứng (nếu có). Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ đạt tỷ lệ thành công khoảng 50%.

Sử dụng tinh dầu

Một số bà mẹ tuyên bố rằng họ đã thành công khi sử dụng một loại tinh dầu như bạc hà phía trên dạ dày của họ để kích thích thai nhi xoay đầu. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ về loại tinh dầu an toàn với phụ nữ mang thai.

Lộn ngược

Một phương pháp phổ biến với phụ nữ mang thai ngôi mông là đảo ngược cơ thể để khuyến khích em bé xoay mình. Có thể áp dụng nhiều cách khác nhau: Nằm dưới sàn và gác chân lên thành giường, dùng gối để chống hông lên cao, hoặc dùng cầu thang để nâng cao xương chậu…

Xem thêm: Xoay ngôi thai ngược - Mẹ có thể làm được để sinh thường tự nhiên!

An An H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ