7 bước giúp nam giới tự kiểm tra sức khỏe dễ dàng

Khám vú là một trong các bước kiểm tra sức khỏe của nam giới

Dáng vẻ nói gì về sức khỏe?

Đoán sức khỏe qua... nước bọt

Cân bằng hormone: Chìa khóa tráng kiện, sung mãn

Độc thân, kết hôn, ly hôn tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

Bước 1: Đo vòng eo

Bên cạnh việc tự kiểm tra nhanh tại nhà, nam giới cần tạo thói quen khám tổng quát cơ thể ít nhất 6 tháng một lần, đặc biệt là khi bạn đã có tuổi.

Nam giới có thể dùng thước dây để đo vòng eo. Nếu vòng eo lớn hơn 94 cm, bạn cần lên một kế hoạch giảm mỡ bụng ngay tức khắc bởi lượng mỡ cao ở khu vực này sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường.

Bước 2: Kiểm tra nhịp tim

Để đánh giá sức khỏe của trái tim, bạn làm như sau: Đặt ngón cái và ngón trở của bàn tay này lên cổ tay của bàn tay kia. Đếm nhịp tim trong 10 giây và nhân với 6. Bình thường, nhịp tim của một người đàn ông khoảng từ 60 - 100.

Bước 3: Đo huyết áp

Hơn 1/4 đàn ông trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp. Theo khuyến cáo, nhất là khi đã có tuổi, bạn nên mua một thiết bị đo huyết áp cầm tay để kiểm tra huyết áp thường xuyên. Lưu ý, trước khi sử dụng, cần ngồi và nghỉ ngơi trong khoảng 5 phút. Huyết áp có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác, do đó cần ghi lại chỉ số huyết áp và đi khám nếu chỉ số huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương hơn 90 mmHg.

Bước 4: Kiểm tra tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến ở nam giới độ tuổi từ 20 đến 35. Tự khám tinh hoàn là cách để phát hiện những dấu hiệu ung thư ở giai đoạn sớm. Thời gian tốt nhất để kiểm tra tinh hoàn là sau khi tắm, bạn có thể quan sát sự bất thường bằng mắt, dùng tay sờ, nắn nhẹ bìu và tinh hoàn (chẳng hạn như kích thước, màu da, xuất hiện khối u lạ…).

Lượng mỡ cao ở bụng làm gia tăng nguy cơ nam giới mắc bệnh tim và đái tháo đường 

Bước 5: Quan sát miệng

Ung thư miệng và bệnh nướu răng là 2 vấn đề ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nam giới. Ung thư miệng đứng hàng thứ 2 các bệnh phổ biến ở phái mạnh, nguyên nhân gây ung thư thường là do nhiễm trùng HPV, trong đó 72% khối u nằm trong miệng và cổ họng. Triệu chứng ung thư miệng giai đoạn đầu có thể là khó nuốt, đau đớn, vết thương trên môi hoặc trong miệng lâu lành. Bạn cũng có thể đứng trước gương, há miệng rộng, quan sát khoang miệng, nếu xuất hiện những mảng màu trắng hoặc màu đỏ trong miệng, bạn cần đi khám bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư miệng.

Ngoài ra, bệnh nướu răng, hoặc viêm nha chu cũng là một nguy cơ báo hiệu nam giới có nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, chẳng hạn như gia tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, nếu có bệnh nướu răng, nam giới nên đi gặp nha sỹ và đi khám tổng quát cơ thể.

Bước 6: Kiểm tra da

Mặc dù nam giới có nguy cơ cao gấp 2 lần mắc bệnh ung thư tế bào đáy và 3 lần với bệnh ung thư tế bào vảy so với phụ nữ nhưng phái mạnh ít khi tự kiểm tra hoặc đi khám bác sỹ da liễu. Đây cũng là nguyên nhân một phần khiến nam giới chiếm hơn một nửa số ca tử vong do khối u ác tính.

Mỗi tháng một lần, nam giới nên quan sát toàn bộ cơ thể để xem có sự xuất hiện của nốt ruồi mới hoặc những thay đổi ở nốt ruồi cũ, chằng hạn như kích thước, hình dạng, độ dày hoặc màu sắc. Bạn có thể nhờ người thân kiểm tra ở những khu vực khó nhìn thấy và đặc biệt lưu ý đến phần tai bởi đây là bộ phận hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bước 7: Khám vú

Tuy không phổ biến bằng phụ nữ nhưng ung thư vú ở nam giới lại tương đối nguy hiểm do thường được phát hiện muộn. Nam giới cần quan sát, sờ nắn vú để tìm kiếm bất kỳ những thay đổi bất thường ở bộ phận này.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp