- Chuyên đề:
- Hiếm muộn vô sinh
Mãi chưa có thai có thể do những sai lầm thường gặp
10 lý do khiến bạn mãi chưa có thai dù đã thử nhiều cách
7 cách giúp hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn theo Ayurveda
Bị vô sinh hiếm muộn: Hãy ăn sầu riêng!
Thiếu iod có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ
Sai lầm 1: Không sex đủ
Có thể bạn nghĩ rằng sex ít để tinh trùng tốt hơn hoặc chỉ sex khi rụng trứng sẽ giúp bạn sớm mang thai. Tuy nhiên, thực tế là nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ đang rụng trứng nhưng không phải như vậy. Theo bác sỹ Samuel Wood - Giám đốc y khoa tại Trung tâm khoa học sinh sản ở La Jolla, CA (Mỹ), bạn nên quan hệ tình dục thường xuyên nếu bạn muốn, đặc biệt chú ý những ngày trước khi rụng trứng.
Sai lầm 2: Sex quá nhiều
Một số cặp vợ chồng nghĩ rằng, càng quan hệ tình dục nhiều càng sớm thụ thai. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bác sỹ Wood cho rằng, nếu chỉ vì mục đích sinh sản, sex nhiều lần trong ngày hoặc mỗi ngày có thể khiến cả hai bạn kiệt sức. Đến những ngày quanh thời điểm rụng trứng, hai bạn có thể mệt mỏi nên bỏ lỡ "thời điểm vàng".
Sai lầm 3: Chỉ thực hiện tư thế quen thuộc
Thay vì gắn bó với một tư thế quen thuộc, nhàm chán, bạn nên thoải mái tận hưởng.
Sai lầm 4: Luôn tin vấn đề nằm ở người phụ nữ
Khi một cặp vợ chồng mãi chưa có thai, nhiều người thường nghĩ rằng có vấn đề gì đó ở phía người phụ nữ. Tiến sỹ, giáo sư Machelle Seibel - Đại học Y khoa Massachusetts (Mỹ) nói: "Người đàn ông ít có khả năng tin hay không muốn tin rằng họ có bất thường ở khả năng sinh sản".
Theo tiến sỹ Machelle, hiếm muộn vô sinh có thể xuất phát từ người vợ, người chồng, cả hai hoặc không tìm ra nguyên nhân. Thực tế có khoảng 50% nguyên nhân vô sinh là do phụ nữ, 40% là do đàn ông, 10% là do cả hai. Điều tốt nhất là nếu mãi chưa có thai, cả hai nên cùng đi khám để tìm ra nguyên nhân.
Sai lầm 5: Rối loạn rụng trứng
Thật khó để biết chính xác khi nào bạn rụng trứng. Nhiều phụ nữ tin rằng họ sẽ rụng trứng vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh. Nhưng theo tiến sỹ Seibel, độ dài chu kỳ thay đổi, sự rụng trứng không phải lúc nào cũng xảy ra đúng ngày mỗi tháng.
Tính ngày rụng trứng để dễ mang thai có thể sẽ khiến bạn thất vọng
Nhiều người lại dựa vào các triệu chứng để xác định sự rụng trứng, nhưng hiện tượng này cũng dễ gây nhầm lẫn. Thay vì đoán, hãy dùng dụng cụ xác định sự rụng trứng để có câu trả lời chính xác.
Sai lầm 6: Sex trong ngày rụng trứng
Nhiều phụ nữ dùng dụng cụ đo sự rụng trứng, đo nhiệt độ cơ thể hoặc xác định qua lịch và sex đúng ngày rụng trứng để dễ mang thai. Nhưng có thể là quá muộn! Sau khi rụng trứng, trứng có thể được thụ tinh chỉ trong khoảng 24 giờ. Nếu bạn tính sai ngày rụng trứng, bạn sẽ phải đợi để thử và tháng sau. Vì tinh trùng có thể sống trong 3 - 5 ngày, sex trong vài ngày trước khi rụng trứng sẽ làm tăng cơ hội mang thai.
Sai lầm 7: Dùng chất bôi trơn
Các chất bôi trơn thường ảnh hưởng xấu đến sự vận động của tinh trùng, khiến tinh trùng khó tiếp cận trứng. Nếu bạn phải sử dụng chất bôi trơn, hãy thử Pre-Seed, một chất bôi trơn thân thiện với tinh trùng. Hoặc bạn có thể dùng dầu bôi trơn tự nhiên, như dầu olive, dầu thực vật.
Sai lầm 8: Vội vã đi khám
Sau 2 - 3 tháng cố gắng mà chưa mang thai, đừng vội thất vọng. Theo tiến sỹ Wood, nếu bạn dưới 35 tuổi, có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, không có vấn đề sức khỏe nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn nên đợi 1 năm.
Sai lầm 9: Không tìm kiếm sự giúp đỡ từ sớm
Nếu bạn trên 35 tuổi, cố gắng thụ thai trong hơn 6 tháng mà không thành công, bạn nên đi khám sớm. Nếu bạn còn trẻ nhưng có chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc đã từng bị bệnh lây qua đường tình dục, mang thai ngoài tử cung hoặc các vấn đề sức khỏe sinh sản khác, bạn nên đi khám để được giúp đỡ.
Sai lầm 10: Không khám sức khỏe tổng quát
Thông thường, khi đang cố gắng thụ thai, nhiều người chỉ quan tâm đến sức khỏe sinh sản mà quên đi sức khỏe tổng thể. Tuy vậy, các vấn đề như cân nặng, hút thuốc lá, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trước khi cố gắng thụ thai, hãy đi khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra xem có vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khả năng mang thai hay không.
Bình luận của bạn