Thay đổi lối sống lành mạnh là cách đơn giản nhất để tăng cường miễn dịch
Thực đơn cả tuần vừa ngon miệng, vừa tăng cường miễn dịch
Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể?
Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, đừng quên những cách dưới đây
Cho trẻ ăn gì để tăng cường miễn dịch giữa mùa dịch nCoV?
Theo bác sỹ Heather Moday (người Mỹ), để tăng cường miễn dịch, trước tiên bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể, bạn sẽ cần tập trung vào cải thiện chất lượng giấc ngủ, kiểm soát căng thẳng, cải thiện chế độ ăn uống và duy trì hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Dưới đây là 18 cách tăng cường miễn dịch bạn có thể thử thực hiện ngay, nhằm bảo vệ mình trong mùa dịch khó lường như hiện nay:
Cải thiện chế độ ăn uống
1. Uống đủ nước
“Uống đủ nước sẽ giúp giữ ẩm cho phổi, duy trì các dịch nhầy tự nhiên trong cơ thể. Điều này có thể giúp cơ thể làm sạch phổi, ngăn ngừa mầm bệnh có cơ hội tích tụ, sinh sôi”, bác sỹ Frank Lipman (người Mỹ) cho biết.
2. Uống trà
Một số loại trà như trà xanh và trà đen có chứa nhiều polyphenol, các chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch.
3. Hạn chế ăn đường
Các thực phẩm nhiều đường có thể góp phần gây viêm trong cơ thể. Do đó, hạn chế ăn đồ ngọt, nước ngọt… có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn khi đau ốm, đồng thời giúp hệ miễn dịch trở nên dẻo dai, năng động hơn.
4. Hạn chế rượu bia
Mocktail là loại đồ uống không chứa các chất có cồn
Hạn chế rượu bia có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa tình trạng mất nước, thiếu nước. Nếu muốn cắt giảm các loại đồ uống có cồn, bạn có thể chọn một ly mocktail thay cho cocktail, rượu bia…
5. Liên tục đổi mới bữa ăn hàng ngày
Để tăng cường miễn dịch, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên thử nấu ít nhất một món ăn mới mỗi tuần. Điều này không chỉ làm mới chế độ ăn uống mà còn giúp giới thiệu cho cơ thể những thực phẩm mới, giúp làm tăng sự đa dạng cho hệ vi khuẩn đường ruột.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
6. Hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Đọc sách trước khi đi ngủ thay vì sử dụng điện thoại, máy tính xách tay… sẽ giúp bạn hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình. Dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể ức chế hormone melatonin, cản trở giấc ngủ của bạn.
7. Nghe nhạc
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nghe nhạc (mọi thể loại) có thể mang tới trạng thái tinh thần và thể chất tích cực, thúc đẩy giấc ngủ ngon.
Nghe nhạc giúp thúc đẩy giấc ngủ, tăng cường miễn dịch
8. Bổ sung magne nếu cần
Nếu thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ, bạn có thể trao đổi với bác sỹ để bổ sung magne trước khi đi ngủ. Đặc biệt, bổ sung magnesium glycinate có thể giúp chặn kênh calci, giúp cơ bắp thư giãn, thúc đẩy giấc ngủ một cách tự nhiên.
9. Tắm nước ấm
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tắm nước ấm có thể giúp duy trì nhiệt độ tự nhiên của cơ thể, hỗ trợ nhịp sinh học cho bạn.
10. Thử liệu pháp mùi hương
Nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào máy khuếch tán có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho cả nữ giới và nam giới.
Giảm căng thẳng, stress
11. Hít thở sâu
Hít thở sâu có thể giúp kích hoạt dây thần kinh phế vị, kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm và giúp kiểm tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức.
12. Ngồi thiền
Những người thường xuyên ngồi thiền có thể phục hồi sau các phản ứng căng thẳng nhanh hơn nhiều so với những người không có thói quen này.
13. Đi dạo dưới ánh nắng mặt trời
Thiếu vitamin D có liên quan đến chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Do đó, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm có thể giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể. Chưa kể, thường xuyên đi bộ còn có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
14. Bổ sung thực phẩm chức năng
Nếu không có thời gian đi bộ, bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của bác sỹ cũng có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng, hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
15. Duy trì tương tác xã hội
Hạn chế ra ngoài để phòng ngừa dịch bệnh không đồng nghĩa với việc bạn phải chấm dứt liên lạc với mọi người xung quanh. Trò chuyện, nhắn tin với bạn bè, người thân sẽ giúp bạn giảm cảm giác lo lắng.
Duy trì hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh
16. Tập thể dục tại nhà
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, bạn nên hạn chế đến các nơi đông người, bao gồm cả phòng tập gym. Thay vào đó, hãy tự tập thể dục tại nhà để tăng cường các acid béo chuỗi ngắn, thúc đẩy sức khỏe đường ruột.
17. Bổ sung prebiotics và probiotics
Prebiotics giúp nuôi dưỡng hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Trong khi đó, probiotics giúp bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh.
18. Hạn chế muối ăn
Thay vì dùng muối ăn, bạn nên dùng các loại gia vị tự nhiên như đinh hương, lá oregano, cỏ xạ hương (thyme), quế, bột thì là… trong các món ăn. Những loại gia vị này có thể giúp kháng khuẩn, kháng nấm, tăng cường miễn dịch tự nhiên.
Bình luận của bạn