Làm thế nào để thoát khỏi chứng suy giãn tĩnh mạch một cách tự nhiên?

Mạng nhện màu xanh, màu đỏ xuất hiện trên bắp chân là dấu hiệu của chứng suy giãn tĩnh mạch

Giảm đau khi bị giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng cách nào?

3 bài tập cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch

6 lầm tưởng về suy giãn tĩnh mạch bạn cần quên ngay lập tức

Đậu nành lên men có tác dụng gì với bệnh giãn tĩnh mạch?

1. Hạt cà chua

Hạt cà chua có tác dụng chống đông máu, cải thiện lưu lượng máu, củng cố thêm độ dày, độ bền của màng tế bào. Khi sử dụng cho da, nó làm giảm sự xuất hiện của các tĩnh mạch bị hư hỏng và cho phép các chất dinh dưỡng được hấp thụ, ngăn ngừa độc tố xâm nhập.

Cách thực hiện:

- Cắt cà chua thành từng miếng nhỏ, giữ nguyên hạt.

- Cho cà chua vào máy xay trong vài giây cho đến khi chúng trở thành hỗn hợp nhuyễn mịn.

- Thoa lên da 3-4 lần/ngày. Áp dụng phương pháp này đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

2. Dầu olive

Dầu olive có đặc tính chống viêm và làm dịu, sau khi được hấp thụ qua da, sẽ làm giảm kích thước của tĩnh mạch giãn nở và sẽ kích hoạt lưu lượng máu.

Bên cạnh đó, dầu olive cũng có hàm lượng acid béo omega-3, vitamin E và khoáng chất cao. Do hàm lượng acid béo omega-3 cao, nó giúp cải thiện lưu thông của máu qua tĩnh mạch hiệu quả.

Cách thực hiện:

- Lấy 1 lượng vừa đủ dùng dầu olive vào tô (bát to), sau đó hâm nóng để tăng cường tác dụng.

- Sử dụng 1 miếng bông thấm vào dầu ấm và xoa lên vùng da bị suy giãn tĩnh mạch trong vài phút.

- Lặp lại 2 lần/ngày trong ít nhất 2 tháng.

3. Bắp cải

Bắp cải giàu vitain A, C, E, B1, B2, K, kali, magne, calci, sắt, phốt pho, đồng, lưu huỳnh và chất xơ. Đặc tính giàu hàm lượng lưu huỳnh của bắp cải giúp tiêu hủy các thành phần có hại trong máu, do đó giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch.

Cách thực hiện:

- Bạn lấy 3 lá bắp cải, cắt nhỏ, xay nhuyễn, lấy nước cốt.

- Thoa lên da ít nhất 3 lần/ngày.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung bắp cải vào chế độ ăn uống hàng ngày.

4. Tỏi, chanh và dầu olive

Tỏi được sử dụng cho nhiều vấn đề có liên quan đến tim và hệ thống tuần hoàn. Tỏi sản xuất allicin và ajoene, là hợp chất lưu huỳnh có khả năng cải thiện tuần hoàn máu. Chúng góp phần ngăn ngừa các mạch máu bị viêm và ngăn ngừa cục máu đông. Bên cạnh đó, tỏi còn có đặc tính chống viêm mạnh, rất lý tưởng cho việc giảm sưng do giãn tĩnh mạch, cũng như các triệu chứng khó chịu mà chúng gây ra.

Chanh có nhiều vitamin C, B6, A, E, folate, riboflavin, đồng, calci, sắt, magne, kali, kẽm, phốt pho, protein... Một lượng lớn vitamin C giúp bảo vệ tế bào tránh khỏi các gốc tự do gây hại và ngăn ngừa hư hại oxy hóa. Ngoài ra, nó giúp ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch, tăng huyết áp và nếp nhăn da theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ.

Cách thực hiện:

- Lấy 10 tép tỏi bóc vỏ, rửa sạch và nghiền nát. Sau đó cho vào một lọ sạch.

- Tiếp theo, bạn cho nước cốt của 3 quả chanh và 4 thìa canh dầu olive vào lọ đựng tỏi.

- Ủ qua đêm (để khoảng 10h - 12h).

- Bạn lấy 1 miếng bông thấm ướt hỗn hợp rồi thoa lên khu vực bị giãn tĩnh mạch 2 lần/ngày trong ít nhất 1 tháng sẽ cho kết quả.

Lê Tuyết H+ (Lược dịch theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp