Mạng nhện màu xanh, màu đỏ xuất hiện trên bắp chân là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch
6 lầm tưởng về suy giãn tĩnh mạch bạn cần quên ngay lập tức
Đậu nành lên men có tác dụng gì với bệnh giãn tĩnh mạch?
10 dấu hiệu cho thấy thể trạng bạn vẫn tốt ngay cả khi "lười" tập luyện
5 thói quen hàng ngày có thể khiến bạn bị suy giãn tĩnh mạch
Hệ thống tĩnh mạch ở chân bao gồm các tĩnh mạch nông, sâu và xuyên. Tĩnh mạch chứa một loại van, có tác dụng bơm máu từ tĩnh mạch lên tim. Nếu van này bị suy yếu, hư hỏng khiến máu ứ đọng trong lòng tĩnh mạch và khó trở về tim, gây ra tình trạng suy tĩnh mạch. Khi bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể bị sưng chân, mạng nhện màu đỏ, màu xanh nổi lên ở cơ bắp.
Giãn tĩnh mạch xuất hiện phổ biến ở chân nhưng cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể. Chứng suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở người cao tuổi, người mắc bệnh béo phì, người có thói quen đi giày cao gót, dép nhỏ hơn chân.
Một số triệu chứng của chứng giãn tĩnh mạch là:
- Đau bắp chân, nặng chân
- Tĩnh mạch xung quanh bắp chân bị sưng và nổi lên dưới da, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng được gọi là tĩnh mạch mạng nhện.
- Chuột rút ở bắp chân, đùi hoặc các bộ phận chân khác vào ban đêm.
- Sưng nhẹ, phù nề ở bàn chân, mắt cá chân.
- Các vết lở loét trên da.
- Da căng, dày lên, bong vảy, chảy nước và thay đổi màu sắc.
- Ngứa.
Người già đi bộ thường xuyên giúp cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch và các bệnh khác
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch:
- Tuổi cao
- Phụ nữ mang thai, sinh nở nhiều lần
- Làm việc nặng, đứng trong thời gian dài
- Tăng huyết áp
- Béo phì
- Lười hoạt động thể chất
- Di truyền
Hoạt động thể chất thường xuyên là chìa khóa để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Đối với những người được chẩn đoán suy tĩnh mạch giai đoạn đầu, thực hiện các bài tập theo khuyến cáo của bác sỹ là một biện pháp phòng ngừa tốt. Dưới đây là một số bài tập bạn có thể áp dụng làm giảm các triệu chứng của giãn tĩnh mạch và biến chứng.
Đi bộ
Đi bộ là bài tập dễ dàng và an toàn với mọi lứa tuổi. Đi bộ có lợi cho người bị suy tĩnh mạch, máu được đẩy mạnh về tim làm giảm tình trạng ứ đọng và bớt áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Đồng thời, bài tập này còn giúp điều chỉnh lưu thông máu của các dây thần kinh, điều hòa huyết áp và tăng cường sức khỏe của xương, cơ bắp.
Đạp xe
Các bác sỹ cho biết đạp xe là môn thể thao phù hợp cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giúp hạn chế sự phát triển của bệnh, tăng lưu thông máu và bảo vệ xương khớp. Đạp xe thường xuyên có thể tăng cường sức mạnh của lưng dưới, cơ đầu gối và thúc đẩy lưu lượng máu bơm lên tim. Bạn có thể đạp xe thực tế hoặc thực hiện bài tập đạp xe trên không theo hướng dẫn của chuyên gia thể hình. Trước khi bắt đầu bài tập, bạn cần khởi động cơ thể bằng những động tác đơn giản. Thực hiện động tác đạp xe trên không gồm 2 bước:
Động tác đạp xe trên không
- Nằm ngửa trên thảm mềm. Nâng cả hai chân lên cao, gập đầu gối ở góc 60 độ.
- Đẩy một chân về phía trước rồi thu chân lại với chuyển động tròn. Lặp lại với chân bên kia, tưởng tượng như đang đạp xe trên không.
Bước khuỵu gối (Lunge)
Bác sỹ vật lý trị liệu khuyến cáo bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thường xuyên tập Lunge bởi bài tập này tác động đến chân và nhiều nhóm cơ của bạn. Bước khuỵu gối có tác dụng cải thiện lưu thông máu và hạn chế sự phát triển của bệnh. Bài tập này được xây dựng dựa trên cơ chế kiểm soát nhịp nhàng lưu lượng máu đến phần dưới cơ thể. Thực hiện động tác Lunge gồm 3 bước:
Động tác Lunge giúp các cơ săn chắc, cải thiện lưu hông máu
- Bạn chỉ cần đứng thẳng thân người, chân mở rộng bằng hông. Tay thả lỏng nhẹ nhàng chống hông.
- Chân trái bước lên phía trước 60 – 90 cm sao cho bắp chân và gối chân trái tạo với nhau một góc 90 độ. Phần gót chân phải kiểng lên để các ngón chân tiếp xúc với mặt sàn, hạ gối phải, nhưng giữ cho gối phải không chạm sàn. Siết chặt phần cơ bụng để giữ cơ thể thăng bằng, giữ trong vài giây.
- Trả cơ thể về trạng thái đứng thẳng, sau đó đưa chân phải lên trước tương tự như bước 2.
Bình luận của bạn