5 lời khuyên giúp bạn đối phó với chứng dị ứng mùa Xuân

Làm sao để đối phó với chứng dị ứng mùa Xuân?

Mùa Xuân nồm ẩm: Bạn đã biết cách phòng dị ứng hiệu quả?

4 loại dị ứng bạn có thể gặp phải khi làm "chuyện ấy"

5 sai lầm thường gặp khi bị dị ứng mùa Xuân

13 thành phần cần tránh nếu đang áp dụng chế độ ăn không có sữa

Trong những ngày mùa Xuân, trăm hoa đua nở, phấn hoa lan tràn trong không khí có thể gây ngứa mũi hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt… Tác nhân gây dị ứng cũng có thể xuất hiện trong căn nhà của bạn, có thể là mùi, lông thú cưng (chó, mèo, thỏ), nấm mốc, bụi bặm, chất thải của gián, mối, côn trùng trong nhà… Tại nơi làm việc, những chất gây dị ứng như bụi phấn, bụi than, khói động cơ, khói thuốc lá, hơi xăng dầu, hóa chất… cũng có thể làm tái phát tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn.

Theo bác sỹ James Thompson - chuyên gia về dị ứng có 18 năm kinh nghiệm tại Chicago, Mỹ, sau đây là những lời khuyên giúp đối phó với dị ứng mùa Xuân:

1. Đi khám bác sỹ

Tham vấn ý kiến của các bác sỹ về tình trạng bệnh của bạn và cách sử dụng các loại thuốc chống dị ứng. Một số loại thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ rất được ưa thích. Các loại thuốc thông mũi cũng có thể được sử dụng để điều trị dị ứng mũi. Những loại thuốc này có thể sử dụng trước 1-2 tuần trước khi mùa dị ứng phấn hoa thực sự bắt đầu.  

2. Đóng kín các cửa khi ra ngoài

Các tấm lưới ngăn côn trùng ở nhà của bạn không thể ngăn được phấn hoa và nấm mốc. Chúng có thể xâm nhập vào căn nhà của bạn, khiến bạn dễ bị dị ứng. Do đó, hãy đóng kín các cửa chính, cửa sổ mỗi khi ra ngoài.

3. Lưu ý về thời gian hoạt động ngoài trời

Nếu được, hãy tránh các hoạt động lâu ngoài trời vào buổi sáng sớm và giữa buổi sáng. Lượng phấn hoa có xu hướng tăng cao vào buổi sáng.

Lượng phấn hoa tăng cao vào buổi sáng

4. Dùng thuốc kháng histamin

Nếu bắt buộc phải tham gia các hoạt động ngoài trời, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin ít nhất 1-2 giờ trước khi ra ngoài. Cân nhắc đến việc mang mặt nạ chống bụi và kính trong khi làm việc. Cởi quần áo và tắm sau khi đi từ ngoài về nhà.

5. Rửa sạch mũi

Bạn nên chuẩn bị nước muối sinh lý để rửa mũi 2-3 lần/ngày khi các triệu chứng dị ứng ngày càng tăng. Nhiều người đã giảm hẳn tình trạng tắc mũi, ngứa mũi chỉ bằng cách rửa mũi 1-2 lần/ngày với nước muối. Nếu những lời khuyên trên không giúp ích nhiều cho bạn, bạn cần sự trợ giúp sâu hơn của các bác sỹ chuyên khoa.

Nếu tình trạng dị ứng vẫn cứ tiếp diễn khi các biện pháp kiểm soát môi trường sống và thuốc không có hiệu quả, bạn có thể phải sử dụng thuốc tiêm chữa bệnh dị ứng. 

Hoài Thương H+ (Theo Healthcentral.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp