- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai nên chú ý những điều như dưới đây để luôn khỏe mạnh
Bà bầu bị sốt có gây hại cho thai nhi?
Leo cầu thang khi mang thai: Làm sao để an toàn?
Bị ho, cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai, phải làm gì?
Phụ nữ mang thai ở độ tuổi nào có nguy cơ sinh non cao nhất?
1. Phụ nữ mang thai nên tập thể dục thế nào?
Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh và săn chắc trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào. Trong khi bơi lội, đi bộ được coi là an toàn với bà bầu thì các hình thức khác như yoga, aerobics hoặc tập thể dục trong phòng tập phải được chuyên gia giám sát.
Chế độ tập luyện cũng cần phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ và thể trạng cơ thể. Nếu bạn mắc bệnh hen, chảy máu hoặc cổ tử cung ngắn, bạn nên tránh bất kỳ bài tập nào mà phải vận động mạnh.
2. Phụ nữ mang thai nên ăn gì, tránh ăn gì?
Bạn nên ăn uống cân bằng dinh dưỡng, nhưng vẫn cần tránh một số thực phẩm nhất định để tránh ô nhiễm, chất độc hoặc nhiễm khuẩn. Phụ nữ mang thai cũng cần bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng như vitamin, folate... Hoặc nếu bạn mắc bất kỳ bệnh nào như đái tháo đường, thiếu máu, thì chế độ ăn uống của bạn cũng cần một số thay đổi nhất định. Vì vậy, hãy luôn hỏi ý kiến bác sỹ.
Phụ nữ mang thai nên ăn gì để mẹ khỏe, con khỏe?
3. Quan hệ tình dục có an toàn cho bạn và thai nhi?
Đừng ngần ngại hỏi bác sỹ về vấn đề này. Tình dục được coi là an toàn nhưng nếu bạn mang đa thai, chảy máu âm đạo hoặc có các vấn đề về nhau thai, tốt hơn nên tránh quan hệ tình dục. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ sản khoa để biết thêm thông tin.
4. Phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine nào?
Các loại vaccine như vaccine cúm, Tdap có thể bảo vệ bạn và thai nhi khỏi bất kỳ biến chứng không may nào có thể xảy ra do virus. Nhưng bạn phải tránh các vaccine có thể chứa virus sống, kích hoạt. Tốt nhất, hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tiêm phòng.
5. Nên chọn phương pháp giảm đau nào?
Tùy theo quy định của bệnh viện và tình trạng của bạn trong thời gian chuyển dạ mà bác sỹ sẽ dùng loại thuốc giảm đau, gây tê phù hợp. Tuy nhiên, bạn phải thảo luận với bác sỹ về tác dụng phụ của mỗi loại, để bạn có sự chọn lựa phù hợp.
6. Bạn có nguy cơ phải sinh mổ không?
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh mổ như: Độ tuổi, cân nặng của thai nhi, các biến chứng nhau thai, đái tháo đường thai kỳ... Hỏi ý kiến bác sỹ để biết chi viết về sinh mổ trong trường hợp bạn phải đẻ mổ. Đồng thời, nhờ bác sỹ hướng dẫn về các biện pháp chăm sóc sau khi phẫu thuật.
Bình luận của bạn