- Chuyên đề:
- Viêm họng
Giải quyết nỗi lo bé bị bệnh hô hấp khi đi mẫu giáo, nhà trẻ
Bé đi học mẫu giáo dễ rước bệnh lây nhiễm
Sự thật sau lời đồn kha tử chữa được viêm họng
Những năm đầu đời trẻ dễ bị viêm tai mũi họng liên miên
Mạo hiểm cho bé dùng thuốc kháng sinh khi bị viêm họng
Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ đi nhà trẻ bao gồm: Viêm họng do các loại vi khuẩn/virus có thể dẫn tới viêm phế quản cấp, viêm phổi, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi.
Lý do bé dễ bị các bệnh về hô hấp khi đi học là do sức đề kháng yếu ớt. Thêm nữa, trẻ đi học mẫu giáo cùng ăn, cùng chơi, cùng ngủ, cùng hít thở bầu không khí và cũng cùng “chia sẻ” với nhau mầm bệnh. Tốt nhất, cha mẹ nên phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho con, vì “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”.
Dưới đây là một số bí quyết để phòng và trị bệnh hô hấp cho bé khi đi học:
Vệ sinh trường lớp: Trường lớp mầm non ở Việt Nam thường tập trung đông học sinh trong không gian chật hẹp. Nếu vệ sinh lớp học không chuẩn và việc quản lý thực hành vệ sinh không được chú trọng thì nguy cơ gây bệnh cho trẻ càng cao. Vì vậy, trước khi gửi trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu xem nhà trẻ đó biện pháp phòng tránh sự lây lan của vi khuẩn và vi trùng gây bệnh không, giáo viên ở đó có được đào tạo bài bản không.
Cùng bé chuẩn bị mọi thứ trước khi đi học: Trước khi đi nhà trẻ, mẫu giáo, bên cạnh chuyện chuẩn bị tinh thần và giúp bé vượt qua sự bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới, hãy tập cho bé những thói quen như: Ăn, ngủ theo giờ giấc quy định, tự vệ sinh cá nhân, rửa tay (trước và sau khi ăn hay vệ sinh), dạy bé che miệng khi ho hay hắt hơi và không được khạc nhổ bữa bãi… Đem theo quần áo cho bé để thay khi đi học, nên nằm gối và chăn màn riêng. Mẹ nên vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo của bé đi học về. Chú ý vệ sinh mũi họng, vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên.
Tiêm phòng: Mẹ cần chú ý và ghi nhớ các chương trình tiêm chủng mở rộng, đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, nhất là các mũi phòng ngừa phế cầu, cảm cúm.
Chế độ dinh dưỡng: Để phòng ngừa bệnh hô hấp nói chung, cần cho trẻ bú mẹ từ lúc mới sinh đầy đủ để tạo hệ miễn dịch tự nhiên. Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần chú trọng đến những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, bữa ăn của trẻ cần đầy đủ bốn nhóm: Tinh bột, đạm, rau, dầu thực vật.
Bên cạnh đó cũng nên bổ sung dưỡng chất, đề kháng cho trẻ thông qua các thực phẩm tự nhiên có lợi hoặc thực phẩm chức năng
Vì khó có thể kiểm soát các bữa ăn của trẻ khi ở trường, mẹ cần theo dõi tình hình bé sau khi đi học. Nếu bé biếng ăn, bỏ bữa tại lớp thì mẹ có thể cho con ăn thêm khi về nhà. Chú ý các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây, rau củ. Đối với trẻ nhỏ tiêu hóa chưa tốt, có thể chế biến thức ăn dạng lỏng và chia làm nhiều bữa ăn nhỏ để giúp bé hấp thụ được tốt hơn.
Tương tác với nhà trường: Trao đổi thường xuyên với nhà trường, giáo viên đứng lớp của trẻ về tình hình sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Dù bé có khỏe mạnh nhưng cũng không thể tránh hoàn toàn nguy cơ bị lây và nhiễm bệnh, phụ huynh vì thế cũng không nên quá lo lắng mà cần hỗ trợ bé sớm hòa nhập và thích ứng tốt với việc đi nhà trẻ. Đặc biệt, hãy giúp đỡ bé xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh mỗi ngày bằng tình yêu và sự chăm sóc cẩn thận!
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn