Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị các bệnh về giao mùa tấn công
Chống lão hoá da đúng cách khi giao mùa
Trẻ nhập viện tăng do thời tiết giao mùa
Giao mùa, đề phòng một số bệnh về da
Cách bảo vệ mắt trong thời điểm giao mùa
Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào thời gian giao mùa, trẻ có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Hãy cùng điểm qua các bệnh dễ mắc và cách phòng bệnh ở trẻ trong những ngày ẩm ương này.
Cảm cúm gây nghẹt mũi, khó chịu cho bé
Cảm cúm là một loại bệnh do virus gây ra rất dễ lây qua đường hô hấp. Nó ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất.
Dấu hiệu: Bé có thể sốt, ngạt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi sẽ kéo dài và gây khó chịu cho bé hơn các triệu chứng khác. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng cách, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi…
Khi bị viêm mũi dị ứng trẻ sẽ hay bị ngứa mũi hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi
Khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ hay bị ngứa mũi hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, nước mũi chảy nhiều gây khó chịu. Nếu không có hướng điều trị kịp thời, để chứng viêm mũi của trẻ diễn tiến kéo dài, lâu ngày, bệnh rất dễ chuyển biến nặng hơn như viêm họng, viêm xoang, thậm chí xanh xao và chậm phát triển.
Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho bé các bậc cha mẹ nên chú ý: Hạn chế trồng hoa quanh nhà; Hạn chế cho bé tiếp xúc với các loại vật nuôi; Vệ sinh chăn ga, gối, đệm sạch sẽ; Vệ sinh nhà ở sạch sẽ thoáng mát để tránh nấm mốc phát triển; Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.
Viêm đường hô hấp
Thời tiết chuyển mùa khiến bé dễ mắc phải các bệnh như viêm đường hô hấp
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus, vi khuẩn rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp.
Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
Dấu hiệu: Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Tiêu chảy
Do điều kiện thời tiết khiến bé dễ mắc các bệnh giao mùa đặc biệt là tiêu chảy
tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng.
Biểu hiện tiêu chảy là nôn, đau bụng từng cơn, tiêu chảy liên tục (trên 3 lần trong khoảng 4 giờ), rối loạn điện giải, đôi khi kèm theo tức ngực, khó thở…
Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Vì thế, nếu chăm sóc ở nhà, cha mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Còn nếu thấy bé mệt quá, không ăn uống gì, không chơi, nằm li bì thì nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sỹ khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Khi trẻ bị tiêu chảy cấp (do rotavirus, nhiều hơn 10 lần/ngày), việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
Phòng tránh bệnh mùa lạnh cho con cách nào?
Nhỏ mũi cho bé cũng là cách phòng tránh bệnh giao mùa
- Bổ sung dinh dưỡng: Để tăng cường sức đề kháng cho bé, mẹ cần bổ sung các loại vitamin và protein, thực phẩm tươi như trứng, cá, thịt, sữa, rau củ quả các loại. Với các cánh chế biến lành mạnh như luộc, hấp, hầm để vừa đảm bảo cách chế biến khoa học, lại vừa giúp giữ lại được những chất dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm cho con.
- Nếu trẻ đã mắc các bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa, nên không cho trẻ đi học, thậm chí phải cách ly trẻ, điều này vừa ngăn ngừa những căn bệnh khác xâm nhập do lúc này đề kháng của trẻ rất yếu, đồng thời dễ lây nhiễm bệnh sang các trẻ khác trong lớp. Và cần điều trị dứt điểm bệnh của trẻ để tránh bệnh tái phát.
- Uống nhiều nước: Theo các chuyên gia y tế, khi bé bị mắc các bệnh giao mùa mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cho bé.
+ Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng bé chỉ cần bú sữa mẹ nên không cần bổ sung thêm nước.
- Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Khi vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ, mẹ nên thực hiện các bước như sau:
+ Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé.
+ Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ.
+ Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại. Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra.
+ Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.
- Giữ ấm cho bé: Các vị trí quan trọng cần giữ ấm như gan bàn chân, gan bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Tiêm phòng các loại vaccine cũng là một cách kích hoạt chủ động hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nên tiêm phòng ngay từ nhỏ các bệnh hay lây nhiễm và nguy hiểm cho cơ thể trẻ em như: Sởi, tả, cúm…
- Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ có thể cho bé sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Bình luận của bạn