Những người chạy bộ có thể bị chấn thương do nhiều lý do rất bình thường
7 thực phẩm có lợi cho người chạy bộ
Sai lầm khiến chạy bộ thường xuyên mà không giảm cân
Người chạy bộ cần bổ sung những thực phẩm nào?
Bị đau hông khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Những người yêu thích bộ môn chạy bộ có thể tham khảo một vài cách phòng ngừa dưới đây để đảm bảo có được sự những kết quả tích cực như mong đợi:
Thông báo với chuyên gia, bác sỹ về các cơn đau khi chạy
Nhiều chấn thương khi chạy bộ có thể xảy ra do bạn chạy không đúng kỹ thuật, vận động quá mức, bạn dùng giày chạy hoặc chọn địa điểm tập luyện không phù hợp. Do đó, bạn nên trò chuyện với chuyên gia, bác sỹ, thậm chí cả với huấn luyện viên về những yếu tố này. Họ có thể tư vấn cho bạn cách chạy bộ đúng cách, cách chọn giày chạy phù hợp… để giảm đau, ngăn ngừa nguy cơ chấn thương.
Các huấn luyện viên không thể chẩn đoán hay giúp bạn điều trị chấn thương khi chạy bộ. Tuy nhiên, họ có thể cho bạn một số mẹo, lời khuyên liên quan tới dáng chạy, lịch trình tập luyện, địa hình phù hợp… để hạn chế nguy cơ chấn thương.
Chọn giày chạy phù hợp, duy trì dáng chạy đúng... giúp bạn hạn chế nguy cơ chấn thương
Kiên nhẫn khi mới bắt đầu thói quen chạy bộ
Khi mới bắt đầu chạy bộ, bạn nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần tốc độ. Bạn cũng chỉ nên tăng dần quãng đường chạy một khi đã cảm thấy thoải mái với cường độ tập luyện hiện tại. Để giảm nguy cơ chấn thương, bạn cũng không nên tăng quãng đường chạy quá 10% so với cung đường chạy cũ.
Có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi giữa các lần chạy
Việc chạy bộ nhiều, quá sức có thể gây ra các vết rách nhỏ tại cơ bắp. Do đó, bạn cần cho mình thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để các vết rách này lành lại. Giữa mỗi lần chạy, bạn có thể kết hợp thực hiện các bài tập nhẹ nhàng hơn như bơi lội, đạp xe, tập Pilates hay tập yoga… Các bài tập này có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch.
Bình luận của bạn