So với các bộ phận khác trong cơ thể, môi thường không được chăm chút kỹ trong mùa đông. Việc liên tục bị phơi trần trước những cơn gió lạnh và khô rát khiến da môi bong tróc, nứt nẻ. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn phòng nứt nẻ và bảo vệ cho môi luôn tươi tắn.
Thời tiết lạnh giá, cơ thể ít tiết mồ hôi nên bạn cũng không cảm thấy khát và lơ là chuyện uống nước. Trên thực tế, dù mùa hè hay mùa đông, trời nóng hay lạnh, mọi người đều cần uống khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày nhằm cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Môi chính là bộ phận đầu tiên bộc lộ dấu hiệu cơ thể đang thiếu nước. Chúng sẽ bị khô và bong tróc da. Vì vậy, bổ sung đủ lượng nước luôn là yêu cầu quan trọng để giữ “sức khỏe” cho môi, da và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
2. Chữa nẻ môi
Các loại thuốc mỡ không mùi có chứa vitamin E, lô hội… giúp làm dịu đôi môi bị nẻ rất hiệu quả. Cách điều trị tại nhà tốt nhất là dùng những lát dưa chuột mỏng đắp lên môi khoảng 10 phút mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại dầu như ô-liu, hạnh nhân, dầu dừa hoặc trộn một ít mật ong với sữa để thoa lên môi.
3. Không dùng mỹ phẩm đắt tiền
Tất cả các sản phẩm làm đẹp đều được quảng cáo bằng những lời có cánh nhưng chất lượng thật sự mà chúng mang lại có thể khiến bạn thất vọng. Những đôi môi bóng mượt, căng tròn chỉ là hình ảnh đã được chăm chút và chỉnh sửa cẩn thận nhằm thu hút khách hàng. Trên thực tế, những loại mỹ phẩm này có thể giúp làm giảm nứt nẻ tạm thời nhưng về lâu dài, những hóa chất trong sản phẩm sẽ khiến môi bị khô nhiều hơn, tình trạng nứt nẻ sẽ trở nên trầm trọng hơn.
4. Dùng kem đánh răng không chứa flour
Một số người dị ứng với chất flour có trong kem đánh răng nên đôi môi cũng bị ảnh hưởng theo. Trong trường hợp này, bạn nên chuyển sang một loại kem đánh răng khác không chứa flour để tránh làm tổn hại cho môi.
5. Không liếm môi
Mọi người thường có thói quen liếm môi khi chúng đang bị nẻ do luôn có cảm giác môi bị khô. Tuy nhiên, thói quen này chỉ khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn, các vết nứt nẻ sẽ mở rộng hơn, thậm chí gây chảy máu và đau buốt. Liếm môi không giúp chúng được dưỡng ẩm mà sẽ gây hậu quả ngược lại. Khi nước miếng bay hơi, lớp da mỏng manh của môi sẽ bị mất nước, khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Chính vì vậy, hãy từ bỏ thói quen không tốt này.6. Dưỡng ẩm cho môi
Hãy giữ cho môi luôn có độ ẩm và tránh bị phơi trần trong gió rét khi bạn đi ra ngoài trời cho đến khi những vết nứt nẻ lành hẳn. Dưỡng ẩm chính là bí quyết giúp bạn bảo vệ “sức khỏe” cho đôi môi của mình.
Bình luận của bạn