Con lười ăn, biếng ăn có thể là do ảnh hưởng từ cha mẹ
Mẹ dược sỹ chia sẻ cách giúp con hấp thụ dinh dưỡng, tăng cân tự nhiên
Bé lười ăn rau: Nguy cơ lớn cho sức khỏe
5 cách bổ sung protein cho bé lười ăn
Trẻ lười ăn sau phẫu thuật tim, cha mẹ phải làm gì?
Sai lầm 1: Cho phép bé ăn vặt giữa các bữa ăn
Bạn nghĩ chỉ cho con ăn một chút bánh quy, bánh ngọt vào buổi chiều sẽ không làm ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn của bé trong bữa tối? Hãy suy nghĩ lại bạn nhé, vì các món ăn nhiều đường thường có lượng calorie cao, khó tiêu. Sau khi ăn các món này, bé sẽ nhanh chóng thấy no và không còn hứng thú với bữa tối.
BS. Nhi khoa Atish Laddad (Ấn Độ) cho biết: “Lượng calorie trẻ cần hàng ngày thường thấp hơn nhiều so với người lớn. Cụ thể, một đứa bé 10 tuổi cần chưa tới 1.000 calorie/ngày. Trong khi đó, các loại đồ ăn vặt như: Bánh quy, khoai tây chiên… có thể cung cấp từ 300 - 400 calorie. Rõ ràng điều này có thể khiến bé ăn ít hơn trong các bữa ăn chính”.
Cho bé ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính có thể khiến bé thấy chán ăn
Sai lầm 2: Bạn ép con ăn quá nhiều
Hầu hết các bà mẹ không có thói quen kiểm soát khẩu phần ăn của con, vô tình ép bé ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều có thể khiến quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra chậm hơn, bé dễ bị đầy bụng và thấy chán ăn trong bữa ăn tiếp theo.
BS. Atish Laddad cho biết: “Nhiều trẻ sơ sinh, trẻ trong giai đoạn ăn dặm thường bị mẹ ép ăn quá nhiều. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà nhiều cha mẹ mắc phải, khiến bé càng thêm lười ăn, biếng ăn”.
Sai lầm 3: Khoảng cách giữa các bữa ăn không hợp lý
BS. Atish Laddad đưa ra lời khuyên: “Trẻ nên có 3 bữa ăn chính, 2 bữa phụ trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé ăn bữa phụ ngay trước khi ăn trưa, hoặc ăn tối, bé sẽ không kịp tiêu hóa thức ăn”.
Tốt hơn hết, các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 3 tiếng. Điều này sẽ giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, cảm thấy đói bụng trong bữa ăn kế tiếp.
Sai lầm 4: Mua các thực phẩm “lành mạnh” mà không đọc kỹ nhãn sản phẩm
“Bất cứ món ăn nào không được nấu tại nhà đều có thể coi là thực phẩm không lành mạnh. Bạn nghĩ rằng, các loại nước trái cây trong siêu thị có thể cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng? Đúng, nhưng hãy cẩn thận, vì chúng có thể chứa quá nhiều chất dinh dưỡng cho một đứa trẻ”, BS. Atish Laddad cho biết.
Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng đường cao, có thể vượt quá lượng calorie cần tiêu thụ hàng ngày của trẻ. Điều này có thể khiến khiến bé trở nên uể oải, chậm chạp và mất hết cảm giác thèm ăn.
Sai lầm 5: Không cố định thời gian ăn
Nếu cho bé ăn sáng, ăn trưa, ăn tối vào cùng một khung giờ trong ngày, hệ thống tiêu hóa của trẻ có thể tự thích ứng với khung giờ này, giúp bé cảm thấy đói khi đến bữa. Ngược lại, không cố định thời gian ăn cho trẻ có thể gây rối loạn chuyển hóa, khiến cơ thể tiêu hóa chậm hơn và bé trở nên lười ăn, biếng ăn.
Bình luận của bạn