1. Quan hệ xã hội bị khiếm khuyết
Hầu hết trẻ tự kỷ không sợ người lạ, không lo âu khi chia lìa bố mẹ. Không chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những trẻ này. Khi lớn lên, trẻ có thể phát triển khả năng gắn bó với cha mẹ và những người lớn khác. Một số trẻ có thể chơi chung với bạn hoặc tham gia một số trò chơi vận động thể lực. Tuy nhiên trẻ vẫn khiếm khuyết về mặt xã hội. Trẻ thường ít quan tâm đến trò chơi nhóm và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi.
Trẻ mắc chứng tự kỷ thường khiếm khuyết về mặt xã hội
2. Vấn đề giao tiếp ngôn ngữ
Lúc nhỏ, trẻ tự kỷ thường biểu lộ nhu cầu qua tiếng khóc. Lớn lên, trẻ biểu lộ ý muốn bằng cách kéo tay người lớn đến vật mong muốn. Tuy nhiên, trẻ không biết chỉ tay, không biết gật đầu, lắc đầu. Bé cũng không tham gia các trò chơi bắt chước, không có khả năng bắt chước làm theo những việc làm của bố mẹ như những trẻ bình thường vẫn làm. Đặc biệt, bé không hiểu được ý nghĩa của những cử chỉ, điệu bộ của người lớn.
Trẻ tự kỷ vẫn có thể biểu lộ cảm xúc vui, sợ, giận dữ… nhưng cách thể hiện có
khuynh hướng cực đoan. Nét mặt thường không diễn tả ý nghĩa. Một số trẻ hầu như
thể hiện nét mặt vô cảm.
Trẻ tự kỷ không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và
đại từ, thường nói rập khuôn, lập đi lập lại, không biết dùng lời nói để diễn
tả ý trừu tượng.
Một số trẻ tự kỷ có thể nói về điều trẻ quan tâm, nhưng một
khi người lớn đáp ứng và bắt đầu nói chuyện với trẻ thì trẻ lại bỏ dở và rút
khỏi cuộc nói chuyện ấy. Nói chung, trẻ vẫn thiếu khả năng tương tác qua lại.
3. Có những hành vi bất thường
Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày như: trật tự sắp xếp đồ chơi, vị trí sắp đặt vật dụng… bị thay đổi có thể làm trẻ nổi giận.
Khi lớn lên, trẻ có thể có các hành vi mang tính ám ảnh, chẳng hạn hỏi đi hỏi
lại cùng một câu hỏi, hay sờ đụng vào một số đồ vật nào đó… Nhiều trẻ tự kỷ có
sự gắn bó mạnh mẽ với những đồ vật khác thường, ví dụ như một món đồ chơi. Trẻ
có thể luôn mang theo món vật nào đó bên mình, và nếu có ai đó lấy vật này đi
thì trẻ sẽ giận dữ, phản kháng lại ngay. Nếu vật này vẫn không được trả lại,
trẻ thường sẽ quay sang tìm kiếm một món đồ khác để thay thế.
4. Các đáp ứng không bình
thường với những trải nghiệm giác quan
Trẻ tự kỷ có thể bị mê hoặc bởi các bóng đèn, các hoa văn, những vật có chuyển
động xoay tròn, hoặc một thứ âm thanh nào đó.
Trẻ thao tác trên đồ vật, đồ chơi không theo các cơ năng thông thường của món đồ đó, mà như để thỏa mãn sự kích thích của các giác quan. Trẻ có thể kiên trì làm đi làm lại các thao tác như: xếp đồ vật thành hình dài, xếp chồng đồ vật lên nhau, xoay một món đồ để nó xoay tròn, liên tục dội nước bồn cầu hoặc liên tục tắt mở các bóng đèn. …
Các em bé mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc bắt chước các động tác. Nhiều trẻ rất hiếu động, nhưng sẽ giảm bớt khi đến tuổi thiếu niên. Trẻ hay nhăn nhó, vỗ đập cánh tay, xoắn vặn bàn tay, đi nhón gót, chạy chúi đầu về phía trước, nhảy, đi đều bước, lắc lư hoặc đu đưa thân mình, xoay đầu hoặc đập đầu xuống đất, vào tường. Một số trẻ có trạng thái căng cơ khi phấn khích hoặc khi quá chăm chú.
6. Trí tuệ và nhận thức có nhiều khiếm khuyết
Hầu hết trẻ tự kỷ đều chậm phát triển trí tuệ. Khoảng 40-60% có IQ < 50. Chỉ khoảng 20-30% có IQ >= 70. Trẻ tự kỷ có IQ thấp thường kèm theo các khiếm khuyết nặng về kỹ năng quan hệ xã hội và có nhiều đáp ứng xã hội lệch lạc, chẳng hạn trẻ hay sờ mó hoặc ngửi đồ vật và người khác, có những hành vi định hình và tự gây thương tích bản thân.
Về nhận thức, trẻ tự kỷ không thể bắt chước, không hiểu ý nghĩa của lời nói, cử chỉ và điệu bộ, thiếu hẳn tính uyển chuyển, sáng tạo, không thể hiểu biết về luật lệ, không thể xử lý hoặc sử dụng các thông tin.
7. Một số rối loạn khác
Ở trẻ tự kỷ, những biểu hiện cảm xúc nhiều khi diễn ra rất trái ngược: có khi khí sắc phẳng lặng, có lúc cảm xúc lại quá mức hoặc không phù hợp, bé khóc cười vô cớ hoặc la hét khó kiểm soát.
Bình luận của bạn