Điểm danh 7 loại phẫu thuật nguy hiểm nhất

Một số ca phẫu thuật có thể có nhiều nguy cơ và nguy hiểm hơn các phẫu thuật khác

Phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung, giữ lại buồng trứng dễ mắc bệnh tim mạch

Thoát nỗi lo phẫu thuật u xơ tử cung nhờ một giải pháp đơn giản

Nên ăn uống thế nào khi không còn túi mật?

Aspirin liều thấp giảm nguy cơ đau tim, tử vong sau khi phẫu thuật

1. Phẫu thuật giảm áp lực nội sọ

Đây là một phẫu thuật có liên quan tới việc cắt bỏ một phần nhỏ của hộp sọ để làm giảm áp lực lên não. Trong quá khứ, loại phẫu thuật này chỉ được thực hiện như một phương án cuối cùng, nhưng với sự tiến bộ của công nghệ, ngày nay nó đã được thực hiện thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nó vẫn được xếp vào là một trong những ca phẫu thuật nguy hiểm nhất với các nguy cơ như: Nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương não bộ.

2. Phẫu thuật bóc tác động mạch chủ ngực

Bóc tách động mạch chủ là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong cao. Nguyên nhân là do, các lớp của động mạch chủ của người bệnh bị tách rời nhau ra dẫn đến vỡ động mạch chủ và thiếu máu cục bộ. Việc phẫu thuật bóc tách động mạch chủ được coi là rất khó thực hiện và có nhiều nguy cơ tương tự như các phẫu thuật mở tim khác.

3. Phẫu thuật ung thư thực quản

Đây là một thủ thuật được sử dụng để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản để ngăn ngừa ung thư di căn sang các cơ quan khác của cơ thể. Mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào tình trạng ung thư của mỗi người. Tuy nhiên, tình huống nghiêm trọng nhất được cho là cắt bỏ phần dưới của thực quản, do có liên quan đến hạch bạch huyết, nên các vết mổ sẽ được thực hiện ở vùng ngực, bụng và cổ họng, dễ dẫn tới chảy máu, rò rỉ "chất dịch dạ dày" và gây nhiễm trùng cho các vùng xung quanh.

4. Phẫu thuật cột sống

Viêm tủy sống là tình trạng gây ra do nhiễm trùng đốt sống, một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Phẫu thuật cột sống thường là phương án cuối cùng để điều trị cho tình trạng này, nhưng đôi khi nó lại là một ca phẫu thuật có tính khẩn cấp, đặc biệt là khi nhiễm trùng xảy ra. Nhiễm trùng cột sống có thể rất nguy hiểm và việc phẫu thuật ở khu vực này lại tiềm ẩn những nguy cơ dẫn tới liệt cơ thể hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

5. Phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình bàng quang

Thủ thuật này thường liên quan đến việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ bàng quang trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Khi thực hiện phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến màng bụng... Ngoài ra, sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần bàng quang, bạn cũng có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn.

6. Phẫu thuật dạ dày để giảm cân

Phẫu thuật cắt giảm dạ dày là một thủ thuật được nhiều người lựa chọn để giảm cân, đây là phẫu thuật có tính tự chọn. Trước đây phẫu thuật cắt giảm dạ dày thường sẽ phải cắt thêm một lượng lớn các lớp mỡ tích tụ quanh dạ dày và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan xung quanh. Tuy nhiên, ngày nay với phẫu thuật nội soi, thủ thuật này dường như trở nên dễ dàng hơn, nhưng vẫn có nhiều rủi ro có thể gặp phải như: Chảy máu và nhiễm trùng nặng...

7. Tách 2 cặp song sinh dính nhau

Cặp song sinh dính nhau là một hiện tượng rất hiếm hoi, với tỷ lệ khoảng 1/50.000 - 200.000 ca sinh đôi. Và dính liền ở đầu được cho là tình trạng phổ biến nhất, do đó việc phẫu thuật tách đầu 2 đứa trẻ là một phẫu thuật rất khó và có tính mạo hiểm cao. Ngoài ra, việc có được thực hiện phẫu thuật hay không còn phụ thuộc vào lượng não bộ chung mà 2 đứa trẻ "chia sẻ".

Quang Tuấn H+ (Theo Health24)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp